| Kiến Thức | - Hiện nay, vẫn còn khá nhiều bà con nông dân vẫn chưa hiểu đúng và cặn kẻ về các mặc lợi và hại giữa 2 loại thức ăn tự nhiên và thức ăn thuỷ sản được sản xuất công nghiệp. Vì vậy khiến cho quá trình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc, quản lý, và cho ăn; từ đó khiến cho năng suất lẫn chất lượng thuỷ sản nuôi chưa đạt hiệu quả cao nhất. Ở bài viết này, NAVIFEED sẽ giúp bà con có cái nhìn đúng đắn hơn về cả 2 loại thức ăn thuỷ sản này, để mọi người có thể khắc phục được những mặc chưa hợp lý trong quá trình nuôi thuỷ sản.
Phân Biệt Thức Ăn Tự Nhiên Và Thức Ăn Công Nghiệp
Trong thức ăn thủy sản, các thành phần dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, carbonhydrate, chất xơ, chất khoáng, vitamin và các axit amin. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, hiệu quả nuôi trồng cao.
Hiện nay, thức ăn thuỷ sản có 2 dạng chính đó là: Thức ăn tự nhiên, và thức ăn công nghiệp. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiều về thành phần cấu tạo, sản xuất của từng loại.
Thức Ăn Tự Nhiên
Thức ăn tự nhiên là những dạng sống (động vật, thực vật) có sẵn trong tự nhiên, hoặc trong ao, hồ nuôi. Bao gồm:
- Thực vật phù du, vi khuẩn: Những thực vật có kích thước nhỏ sống trôi nổi trong nước. Ví dụ như: Các loài tảo.
- Thức vật bậc cao: Là các loại thực vật sống trên mặt nước, hoặc trong nước. Ví dụ: Những loại cỏ, bèo, rông rêu,..
- Động vật phù du: Những động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước. Ví dụ: Luân trùng, chân chèo,...
- Động vật đáy: Những động vật chuyên sống dưới đáy ao hồ. Ví dụ: Ốc, giun, ấu trùng...
- Mùn Đáy: Là Xác động vật bị mục rửa, phân huỷ thành nhiều mảnh nhỏ và lắng động xuống đáy ao.
- Chất vẩn: Mùn bả hữu cơ, các phần nhỏ từ việc một số loại thực vật bị phân huỷ tạo nên.
Thức Ăn Công Nghiệp
Hiểu một cách đơn giản thì nó là loại thức ăn thuỷ sản được con người tổng hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, và được sản xuất công nghiệp từ các nhà máy. Chính vì được tổng hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau: chất đạm, chất béo, carbonhydrate, chất xơ, chất khoáng, vitamin, axit amin. Vì vậy, loại thức ăn tổng hợp này rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho thuỷ sản nuôi.
Để có được thức ăn thuỷ sản thành phẩm thì phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau:
- Thu Mua Nguyên Liệu
- Kho Chứa Nguyên Liệu (Xử Lý, Dự Trữ)
- Đưa Vào Sản Xuất
- Hệ Thống Băng Tải
- Hệ Thống Cân Nguyên Liệu
- Hệ Thống nghiền Nguyên Liệu
- Hệ Thống Trộn
- Hệ Thống Ép Viến, Sấy
- Hệ Thống Cân Thành Phẩm
- Hệ Thống Đóng Gói Thành Phẩm
- Kho Chứa Thành Phẩm Phân Phối Cho Vật Nuôi
Mọi người có thể tham khảo cụ thể hơn về quy trình sản xuất thức ăn công nghiệp.
Sử Dụng Thức Ăn Thuỷ Sản Sao Hiệu Quả
Hầu hết chúng ta đều biết ngoại trừ việc lựa chọn con giống thuỷ sản, chăm sóc và quản lý ao nuôi thuỷ sản, thì thức ăn thuỷ sản là yếu tố cực kì quan trọng đối với sự thành công của vụ nuôi. Chọn loại thức ăn phù hợp với thuỷ sản nuôi sẽ có thể giúp tiết kiệm thời gian nuôi, hạn chế mắc phải một số bệnh thường gặp ở thuỷ sản, từ đó có thể giúp nâng cao năng suất và chất lượng thuỷ sản khi thu hoạch.
Tuy nhiên, để có thể năng cao chất lượng lẫn năng suất nuôi thuỷ sản thì cần phải kết hợp cho ăn cả 2 loại thức ăn thuỷ sản này theo từng thời điểm. Làm như vậy cũng giúp hạn chế được chi phí thức ăn thuỷ sản trong quá trình nuôi. Có vài điểm quan trong mà bà con cần lưu ý.
Cho Ăn Thức Ăn Tự nhiên Khi Nào?
Thông thường giai đoạn đầu khi mới thả con giống thuỷ sản vào ao nuôi thì nên để chúng ăn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi, vì ở giai đoạn này thuỷ sản còn nhỏ nên vẫn chưa thể hấp thụ tốt được thức ăn viên tổng hợp. Tuỳ vào từng loài thuỷ sản mà giải đoạn này sẽ kết thúc sớm hay muộn khác nhau. Và tất nhiên, sau đó chúng ta có thể bắt đầu bổ sung thêm thức ăn viên được sản xuất công nghiệp vào khẩu phần ăn hàng ngày của thuỷ sản nuôi, để giúp chúng tăng trưởng nhanh và kháng bệnh tốt.
Cho Ăn Thức Ăn Công Nghiệp
Tuỳ vào mỗi loài thuỷ sản mà bà con nuôi thì cách thức cho ăn cũng khác nhau đôi chút. Tuỳ nhiên, về cơ bản thì có các yếu tố sau đây mà chúng ta cần lưu ý khi cho ăn:
- Đối tượng nuôi: Mỗi loài nuôi đều có nhu cầu chất lượng và số lượng thức ăn khác nhau; ngoài ra mỗi loài còn có hình thức bắt mồi khác nhau. Lượng thức ăn hằng ngày của thuỷ sản nuôi phụ thuộc từng loài, từng giai đoạn phát triển và nhiệt độ môi trường vùng nước nuôi. Đối với loài ăn khoẻ có tốc độ sinh trưởng nhanh thì lượng thức ăn hằng ngày cần nhiều hơn.
- Địa điểm cho ăn: Đối với tôm, cá nuôi trong ao với diện tích rộng, khi cho ăn cần phân tán thức ăn đều ra các vị trí, đảm bảo trên 90% tôm cá được ăn; tránh hiện tượng tôm, cá ăn không đồng đều dẫn đến còi cọc. Đối với các lồng nuôi cá, khi cho cá ăn cần chú ý dòng chảy, đảm bảo lượng thức ăn không bị thất thoát ra ngoài.
- Giai đoạn nuôi: Khi cá còn nhỏ, nhu cầu thức ăn cần nhiều, 6 - 8%. Khi cá lớn thì lượng thức ăn giảm còn 2 - 3%. Khi nhiệt độ tăng (trong ngưỡng thích hợp) thì nhu cầu ăn của cá tăng, dẫn đến lượng thức ăn cũng tăng. Do vậy, điều chỉnh lượng thức ăn dao động từ 3 đến 8%, trong quần đàn có 80% số lượng cá ăn no là được.
- Nhu cầu dinh dưỡng: Mỗi loài nuôi có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Đối với những loại cá dữ (như vược, giò, song, mú) thì cần hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Do vậy, để cá phát triển tốt thì thức ăn đối với những loài nuôi này cần hàm lượng đạm trong thức ăn từ 30% trở lên. Ngược lại, đối với những loài cá ăn tạp hoặc thực vật (như cá dìa, đối, rô phi) thì hàm lượng đạm trong thức ăn (20 - 28%), không cần cao.
Bảo Quản Thức Ăn
Cách bảo quản thức ăn thuỷ sản: Cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ càng thấp càng tốt. Protein, lipid, vitamin rất nhạy cảm với nhiệt độ cao và dễ bị phá huỷ nếu bảo quản thức ăn ở điều kiện nhiệt độ cao. Trong điều kiện độ ẩm cao thức ăn rất dễ bị mốc do vậy quá trình vận chuyển, bảo quản tránh rách vỡ bao và bảo quản nơi thoáng khí.
Bảo Vệ Và Phát Triển Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên
Sau mỗi mùa vụ nuôi thuỷ sản, thì nguồn thức ăn tự nhiên cũng ít nhiều bị suy giảm đáng kể. Cũng tương tự như việc chúng ta canh tác trồng cây trên một mãnh đất nhất định mà lại không lại gì với mãnh đất đo thì sẽ nhanh thôi, mãnh đất đó sẽ sớm bị bạc màu, cằn cõi, thiếu dưỡng chất. Và tất nhiên nếu cứ tiếp tục trồng trọt như thế thì năng suất, chất lượng sẽ rất kém.
Quay lại với ao nuôi thuỷ sản của bà con, mặc dù chúng ta có hệ thống cấp, thoát nước giúp cho nguồn nước trong ao nuôi luôn sạch, cũng như làm mới lại các vi sinh vật trong nước. Tuy nhiên, nguồn nước chỉ là một phần, vấn đề còn ở phần đất ở đáy ao nữa. Vì vậy hãy sử dụng các biện pháp chuyên môn để giúp cải tạo ao nuôi thuỷ sản trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.
Bón Phân Cho Ao Nuôi
- Bón phân vô cơ
- Bón phân hữu cơ
Tác dụng:
- Tăng cường chất vẩn, mùn bả hữu cơ, lượng muối vô cơ.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật thuỷ sinh.(vd: tảo,...)
Quản lý nguồn nước
Lợi ích của việc thường xuyên bảo vệ, quản lý ao nuôi:
- Cân bằng các yếu tố lý, hoá học trong lưu vực nước.
- Làm nguồn nước không bị ô nhiễm do chất thải của thuỷ sản nuôi.
Kết Luận
Tóm lại, để có một vụ nuôi thành công thì bà con cần phải lưu ý và làm tốt một số việc như: Cải tạo ao nuôi, chọn con giống thuỷ sản (nên chọn mua tại các trung tâm, công ty sản xuất con giống thuỷ sản uý tín), thức ăn thuỷ sản, chăm sóc và quản lý.