Chúng ta đều biết rằng 2 loại vi khuẩn Bacillus subtilis và Streptomyces parvulus đều là vi khuẩn tiềm năng đã được đưa vào kỹ thuật ương tôm nhằm kích thích tăng trưởng, tăng cường miễn dịch và nâng cao tỷ lệ sống.
Ngành thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng đều có tốc độ phát triển nhanh nhất trong nhưng năm gần đây, Tôm và cá tra, cá basa, cá ngừ đều là những đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong số đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng thủy sản có tốc độ nuôi và mang lại lợi nhuận cao từ quá trình xuất khẩu, Việc tăng trưởng nhanh chóng mang lại lợi nhuận nhưng vấn đề tiêu cực là dẫn đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.
Nhằm phòng ngừa, giải quyết vấn đề này, các nhà nuôi trồng thủy sản đã sử dụng kháng sinh, chất hóa học nhằm hạn chế các rủi ro sau khi thu hoạch, hạn chế những ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và xuất khẩu.
Các nhà nuôi trồng thủy sản đã sử dụng tôm thẻ chân trắng cùng với dòng vi khuẩn Bacillus subtilis và Streptomyces parvulus cho thí nghiệm nghiên cứu kỹ thuật ương tôm, với mục tiêu là an toàn thực phẩm.
Kết quả sau 2 tháng, các chỉ số về chất lượng nước ( COD, TAN, NH3 và NO2) trong kỹ thuật ương tôm có 2 dòng vi khuẩn Bacillus subtilis và Streptomyces parvulus rất đang chú ý.
Việc sử dụng Bacillus subtilis và Streptomyces parvulus trong kỹ thuật ương tôm chính là bổ sung probiotic giúp cải thiện tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm. Đưa Bacillus subtilis và Streptomyces parvulus vào kỹ thuật ương tôm được công nhận rằng chúng có khả năng tăng tỷ lệ sống của tôm lên đến 44.7- 64.7%.