Tình hình khai thác nuôi trồng thủy sản khu vực Đông Nam Á
Ngành nuôi tôm nói riêng và thủy sản nói chung của Việt Nam đang trên đà phát triển.
Đặc biệt khu vực Đông Nam Á lại có khá nhiều thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm thương phẩm, mang lại lợi nhuận cao. Đông Nam Á là khu vực lớn nhất thế giới nuôi trồng hải sản, sản xuất tôm có gía trị kinh tế cao.
Tập đoàn Boston Consulting Group - BCG đã đưa ra những chiến lược để sản xuất Tôm Đông Nam Á đạt được những lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Tập đoàn Boston Consulting Group - BCG đã mất gần 1 năm để nghiên cứ , hoàn thiện báo cáo về tình hình nuôi trồng thủy sản ở mỗi quốc gia, sự thật đáng ngạc nhiên là sự khác nhau giữa các nhà sản xuất tôm, Các vấn đề khác biệt bắt nguồn từ con giống, chuỗi thức ăn thủy sản, các vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi trồng, Hàng loạt nhà thủy sản Đông Nam Á tập trung chuyển đổi chuyên sâu kỹ thuật canh tác, trang trại khép kín để người nuôi duy trì lợi nhuận bền vững nhất. Trong 5-10 năm tới, hình thức kỹ thuật canh tác nuôi tôm đjat năng suất cao này sẽ phát huy hiệu quả, hạn chế được kỹ thuật nuôi tôm truyền thống có nhiều rủi ro trong sản xuất.
Charoen Pokphand Foods của Thái Lan hay Việt – Úc của Việt Nam là những công ty nổi tiếng, xây dựng được hệ thống nuôi tôm hiện đại trong nhà. Công ty Charoen Pokphand Foods của Thái Lan hay Việt – Úc của Việt Nam cũng cho rằng kỹ thuật nuôi tôm trong nhà có khả năng giải quyết các vấn đề về nguồn cung cấp con giống và các quy định mới về nhập khẩu. Nhiều công ty thủy sản khác vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô cũng như cải thiện kỹ thuật nuôi khép kín, nhàm tăng năng suất, tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Chìa khóa thành công của ngành tôm Việt Nam
Bên cạnh cơ hội và những thuận lợi, ngành thủy sản Việt Nam đang gặp 2 vấn đề thách thức là: vấn đề sản xuất và vấn đề thu mua. Đầu tiên là nhà sản xuất tôm nên thực hiện các mô hình nuôi như biofloc hoặc hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn khác, kỹ thuật nuôi khép kín, nuôi trong nhà,...nhằm tăng lợi nhuận. Song song với đó, vấn đề thu mua cần tạo điều kiện bán trực tiếp, không thông qua thương lái. trung gian. Đây là vấn đề gặp nhiều khó khăn nhất. Việc truy xuất nguồn gốc tôm sẽ mang lại thành quả lướn, tính cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ cho ngành tôm, thủy sản Việt Nam.
Một số thách thức ngành nuôi tôm Việt Nam dễ gặp phải là năng suất thấp, ảnh hưởng đến giá cả xuất khẩu, Việt Nam sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi tôm, tỷ lệ tôm bị từ chối vào các thị trường lớn là một bất lợi đối vưới việc phát triển ngành này.
Biện pháp cải thiện cho ngành nuôi trồng tôm Việt Nam là: áp dụng mô hình nuôi tôm khép kín, trong nhà và hạn chế kỹ thuật nuôi truyền thống, tăng tốc độ phát triển con giống, kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, cải thiện chất lượng thức ăn và đảm bảm quản lý chăm sóc ao nuôi.
EI INDUSTRIAL - NỀN TẢNG B2B Công nghiệp #1 Việt Nam