Tôm càng xanh thuộc họ Palaemonidae, có tên tiếng Anh là Giant prawn. Tôm càng xanh là loài thủy sản nước ngọt, phân bố tập trung ở các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới. Tôm càng xanh có mặt ở hầu hết những khu vực nước ngọt nội địa như đầm lầy, mương ao, sông, kênh rạch,... Một số tôm càng xanh còn có khả năng sống ở vùng nước lợ. Tôm thẻ chân trắng là loài tôm panda thuộc bộ giáp xác mười chân. Tôm thẻ chân trắng phân bố tập trung ở vùng biển Đông Thái Bình Dương, có giá trị kinh tế cao vì được đánh bắt hoặc nuôi làm thực phẩm. Trong những năm gần đây, cả tôm càng xanh và tôm thẻ chân tráng đều thu hút người nuôi, người đầu tư thủy sản vì giá trị kinh tế, phù hợp với xu hướng thị trường thủy sản bấy giờ.
Gía thị trường
Gía thị trường hiện tại của tôm càng xanh trung bình là 430.000 đồng/ kg. Gía trung bình của tôm thẻ chân trắng là 100.000 đồng/ kg. Gía tôm thẻ và giá tôm càng xanh nói lên giá trị dinh dưỡng của chúng, được chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng.
So sánh tôm càng xanh và tôm chân trắng
Năm 2018, Gunzo Kawamura và cộng sự đã nghiên cứu và đăng lên tạp chí Borneo Journal Sự so sánh hình thái và chức năng phần chân phụ của tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Nghiên cứu của Gunzo với 2 loài tôm dựa trên 3 loại thức ăn thủy sản là: thức ăn viên, mực miếng nhỏ và thịt cá.
Nghiên cứu cho thấy tôm càng xanh có tập tính ăn nhặt từng viên còn tôm thẻ chân trắng lại nhiều viên cùng lúc, tôm thẻ chân trắng giữ thức ăn viên bằng chân hàm thứ ba và chân chân ngực đầu tiên.
Điểm chung của hai loài tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng là sử dụng chân càng phải để lấy thức ăn, chúng không dùng đến chân trái. Đối với tôm thẻ chân trắng, chúng có cwjp chân bò thứ ba dài nhất, có vai trò chiến đấu dành thức ăn, không dùng để ăn. Nhưng với tôm càng xanh, chúng rất dễ dàng nghiền nát viên thức ăn nhờ vào hàm răng của chúng, trong khi hàm của tôm thẻ lại mềm hơn, yếu hơn nên không thể nghiền thức ăn. Những viên thức ăn không được mềm, tôm thẻ chân trắng sẽ nhổ ra.
Điểm chung: Tôm càng xanh và tôm thẻ chân trắng để có càng ở cuối cặp chân bò thứ nhất và thứ hai. Cả hai loài tôm đều thể hiện những sức mạnh chuyển động mạnh mẽ với cặp chân hàm thứ hai và thứ ba của chúng. Nếu như không có thức ăn, chúng có khả năng dùng mang tạo ra dòng nước giàu oxy. Sự khác biệt
Tôm càng xanh và tôm thẻ chân trắng đều khác nhau về phần hàm trong miệng. Hai loài tôm không dùng càng để nghiền thức ăn mà chỉ sử dụng hàm. Hàm dưới của tôm càng xanh mạnh hơn hàm dưới của tôm thẻ, giữ thức ăn và nghiền hiệu quả hơn. Thức ăn ưa thích của tôm thẻ là thực phẩm tươi sống như các loài nhuyễn thể, giun nhiều tơ, sò, cá cơm và mực,..
Trong quá trình tiến hóa, thức ăn của tôm thẻ là các loài giun, thủy sản mềm nên chúng không phát triển hàm cứng để nghiền thức ăn. Tôm càng xanh lại khác, chúng có tập tính săn mồi, từ các loài thân mềm đến thân cứng hơn như ấu trùng, côn trùng, giáp xác, cá,.. nên có hàm cứng, khỏe và sắc hơn tôm thẻ. Thức ăn ưa thích của tôm càng xanh là những thức ăn viên có kích cỡ 2,35mm và có xu hướng loại bỏ những viên thức ăn lớn hơn.
Kỹ thuật nuôi kết hợp tôm càng xanh và tôm thẻ chân trắng
Đây là mô hình nuôi ghép mang lại nhiều hiệu quả và hạn chết được dịch bệnh hoại tử gan cho cả hai loài tôm. Nuôi ghép tôm càng xanh và tôm thẻ đang được chú trọng đầu tư. Địa điểm chính: Huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
Quy mô: sử dụng diện tích 67,6 ha của 25 hộ nuôi ghép tôm càng xanh và tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn hỗ trợ vận động người dân lắp các giếng hoan, đảm bảo an toàn môi trường nguồn nước ngầm. Bước đầu tiên của nuôi ghép tôm thẻ và tôm càng xanh là chuẩn bị ao nuôi và chọn giống tôm chất lượng. Độ sâu ao nuôi tôm là 1,4-1,5m . Mật độ thả: 30 con tôm thẻ chân trắng/m2, kích cỡ 10-12 ngày. Sau đó 25-30 ngày mới thả tôm càng xanh với mật độ 5 con/m2.
Người chăn nuôi có thể đánh giá sức khỏe của tôm dựa vào các dấu hiệu sau