Cá chẽm( cá da trơn)
Cá chẽm là loài cá da trơn thuộc họ Cá chẽm, nó sống và phát triển tại các cùng nước mặn lẫn nước ngọt. Khu vực phân bố chủ yêu là vùng Bắc và Đông Úc tới eo biển Torres và New Guinea. Hiện nay, cá chẽm đã được nuôi rộng rãi nhiều nước trên thế giới như Úc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Hà Lan.
Cá chẽm là gì?
Một tên gọi khác của nó là cá vược.
Cá chẽm có thân hình thoi, dẹt bên, chiều dài thân cá tầm 2,7- 3,6 lần chiều cao. Đầu cá chẽm khá to, mõm thì lại nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt. Hai vây lưng của cá chẽm liền nhau và thân cá màu xám, bụng màu trắng bạc.
Nơi sinh sống của chúng thường là hang đá hoặc vùng đáy có cỏ biển. Cá chẽm cực kỳ ưa thích đáy rặng san hô.
Cá chẽm có thể sống tại nước ngọt, nước mặn và cả nước lợ, địa điểm ưa thích của nó là ở cửa sông.
Ngoài ra chúng còn sống ở kênh rạch. đầm phá và đầm nuôi tôm.
Tại Việt Nam, cá chẽm khá phổ biến ở vùng biển miền Trung và Nam Bộ, Vịnh Bắc Bộ,..
Cá chẽm được nuôi với số lượng ít quanh năm và khai thác bằng lưới kéo, câu nên rất phù hợp với ngành thủy hải sản nước ta, đây là ưu thế cho nhà nông Việt Nam.
Nuôi cá chẽm như thế nào là hợp lý?
Cá chẽm là loài cá da trơn dễ nuôi và có nhiều ưu điểm.
Bước đầu tiên là lựa chọn và thiết kế ao nuôi cá chẽm.
Qúa trình nuôi cá chẽm cần đảm bảo môi trường nước tỏng sạch, không ô nhiễm, xa khu dân cư, gần nguồn cá giống,...Môi trường ổn định là ưu thế để phát triển ngành nuôi cá chẽm. Nhà chăn nuôi cần chọn vị trí trung tiều, biên độ triều 2-3m để tiện cho việc cải tạo ao, tháo và lấy nước. Độ mặn thích hợp là 10-30%.
Hàm lượng oxy cần thiết là 4-9mg/l.
Độ ph phù hợp là từ 7.5-8.5, NH3 dưới 1mg/l và H2S dưới 0.3mg/l. Và ao nuôi cá chẽm có phần đáy làm tuwfcats bùn, bùn pha sét.
Ao nuôi cá chẽm có diện tích cần thiết là từ 1.000-20.000 m2, độ sâu mực nước tầm 1.2-1.5m. Ao có cống thấp và thoát nước riêng, đáy cát sẽ hơi dốc về phía cống thoát.
Lời khuyên từ các chuyên gia đó là ao nuôi cá chẽm cần đặt gần nơi cung cấp cá giống và không bị ô nhiễm.Tại vùng có biên độ dao động thủy triều càng lớn sẽ càng tốt cho quá trình thay nước và thu hoạch cá. Với những ao nuôi tôm không hiệu quả, bà con có thể sử dụng để nuôi cá chép.
Biện pháp cải tạo ao và chuẩn bị ao nuôi cá chẽm được tiến hành như ao ương giống. Khi ao nuôi cá chẽm có độ pH thaaps thfi bà con nên tăng liều lượng bón vôi từ 30-50kg/100m2.
Hướng dẫn chọn và thả cá chẽm
Loài cá da trơn như cá chẽm khi thả vào ao nuôi thịt cần đồng đều về kích thước, không bị bệnh, không bị xây xát. Cá chẽm bơi lội hoạt bát và có màu trắng xám. Đối với hình thức nuôi đơn và nuôi thì quy trình thả cá sẽ khác nhau.
Nuôi đơn cá chẽm
Trong quá trình cải tạo ao và lấy nước vào để thả cá thì việc thả cá phải làm ngay khi vừa cho nước vào, mật độ thẻ là 2-3 con/m2. Đối với ao nuôi đơn, ở thờ gian đầu nên cho cá ăn 2-3 lần/ ngày và khi cá đạt 200g thì chỉ cho ăn 1 lần/ ngày. Lượng thức ăn của mỗi lần sẽ tùy theo nhu cầu của cá.
Khi cho cá ăn, cũng như kỹ thuật nuôi cá tra, nuôi ếch thì các bạn rải từ từ ở một số điểm cố định trong ao, tạo tiếng động để tập trung cá đến ăn. Mỗi ngày theo dõi môi trường ao nuôi ít nhất 1 lần và theo dõi tập tính bắt mồi của cá. Sau 7-10 ngày, các bạn kiểm tra tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn của cá.
Thời gian ban đầu, ao nuôi cần sử dụng máy quạt nước vào buổi tối, điều chỉnh thời gian phù hợp với số lượng cá trong ao.
Lượng nước được thay khi nuôi cá chép nên là 30-50% tùy theo mức độ ô nhiễm trong ao. Mực nước nuôi cá chẽm nên duy trì từ 1,2m trở lên.
Những áo nuôi đơn rất dễ ô nhiễm ở phần đáy vì chất thải của cá và thức ăn thừa tích tụ. Vậy nên, cá dễ bị bệnh bùng phát. Biện pháp khắc phục tình trạng này là khi cá đã đạt 200-300 g thì bà con có thể chuyển cá sang ao mới kết hợp nuôi cá rô phi hoặc phân loại theo kích cỡ để điều chỉnh mật độ.
Nuôi ghép cá chẽm
Nuôi ghép cá chẽm nghĩa là nuôi kết hợp cùng cá rô phi trong cùng ao nuôi. Việc nuôi ghép này tạo điều kiện để cá rô phi ăn thức ăn thừ và hạn chế ô nhiễm ao nuôi. Cùng với đó, số lượng cá rô phi con là nguồn thức ăn cho cá chẽm, điều này giúp hạn chế chi phí thức ăn.
Đối với mô hình nuôi ghép cá chẽm thì sau khi tiến hành bón lót phân hữu cơ với liều lượng 10-15 kg/100m2. Sau 1 tuần sau, khi sinh vật phù du đã phát triển thì tiến hành thả rô phi trưởng thành vào với mật độ 1-2 con/m2. Tỷ lệ thả cá chép đực / cái là 1/3.
Sau 2 tháng cá rô phi con ra đời thì thả cá chẽm giống.Cá chẽm giống khi thả vào ao có kích thước 10-12 cm, mật độ là 30-50 con/ 100m2.
Vì mô hình nuôi ghép cá chẽm sử dụng cá rô phi con làm thức ăn nên lượng thức ăn và số lần cho ăn được điều chỉnh theo số lượng cá trong ao cho phù hợp. Các bạn vẫn cần quan sát môi trường ao nuôi và theo dõi cá hằng ngày.
Lưu ý khi sử dụng mô hình nuôi ghép cá chẽm là hạn chế thay nước nhằm giữ lượng thức ăn tự nhiên cho cá rô phi. Lượng nước có thể thay là 30%.
Chăm sóc và quản lý cá chẽm như thế nào ?
Đây là yếu tố quan trọng không kém với quá trình chọn lọc và chuẩn bị ao nuôi cá chẽm.
Chăm sóc cá chẽm như thế nào
Đối với mọi nhà chăn nuôi, nguồn cung và loại thức ăn cho cá chẽm là vẫn đề quan trọng, hiện nay thức ăn cho cá chẽm là cá tạp.
Với quy trình nuôi đơn thì sử dụng cá tạp, băm nhỏ và ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Liều lượng là: Hai tháng đầu cho cá chẽm ăn 10% trọng lượng thân cá, sau đó cho ăn 5% trọng lượng.
Còn với ao nuôi ghép cá chẽm, liều lượng cho ăn sẽ bằng 1/2 so với ao nuôi đơn và điều chỉnh linh hoạt tùy năng suất sinh sản của cá rô phi.
Nguồn cá tạp hiện nay được sử dụng rộng rãi , dần trở nên khan hiếm, đặc biệt vào mùa mưa bão. Vì vậy, bà con có thể dùng thêm bột cám gạo để giảm bớt lượng cá tạp, tỷ lệ là 70% cá tạp và 30% cám gạo.
Việc sử dụng thức ăn chế biến cũng mang lại hiệu quả nuôi cá chẽm. Thành phần trong đó bao gồm: bột cá, bột cám, bột đậu nành, bột bắp, dầu mực, vitamin,bột lá,..
Hướng dẫn quản lý cá chẽm hiệu quả
Quản lý là khâu quan trọng, diễn ra trong suốt quá trình các bạn nuôi thả cá chẽm.
Khi nuôi cá chẽm, các bạn cần đặc biệt quan sát màu nước trong ao, xác định và theo dõi các yếu tố môi trường và tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Khi theo dõi tình trạng sức khỏe và các bệnh lý, người chăn nuôi có thể xử lý kịp thời nhiều tình huống.
Qúa trình thay nước ao nuôi đơn cá chẽm phải thường xuyên, cung cấp lượng nước 30-50%.
Tại ao nuôi ghép, vì cần duy trì môi tường nước ôn định nên sẽ hạn chế thay nước, 3-5 hôm/ lần.
Mực nước trong ao nuôi cá chẽm có độ sâu trên 1,2m là phù hợp.
Quy tắc phòng bệnh cho cá chẽm thương phẩm:
Có 5 quy tắc chính nhằm phòng bệnh cho cá chẽm trong chăn nuôi, đó là:
- Xử lý và tiệt trình thường xuyên hệ thống ao nuôi, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất giống cá.
- Xử lý bệnh cho cá trước khi thả vào ao.
- Thức ăn cho cá chẽm phải còn tươi sống, còn hạn sử dụng.
- Liều lượng cho cá ăn phải phù hợp trọng lượng cá, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
- Thay nước định kì và tùy vào mô hình nuôi, đây là yếu tố cần thiết giúp cá tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Thu hoạch và bảo quản cá chẽm là bước cuối cùng. Tùy theo nhu cầu của thị trường để quyết định thời điểm thu hoạch cá.
Sau nửa năm đến 1 năm nuôi cá, cá chẽm sẽ có kích cỡ từ 0,5-1,2kg/ con có thể thu hoạch .
Lưu ý khi thu hoạch
Loại cá nào cũng có những lưu ý khác nhau, nhằm phù hợp với đặc tính sinh trưởng và mục đích của nhà chăn nuôi.
Không cho cá ăn từ 1-2 ngày trước khi thu hoạch.
Tháo cạn nước trong ao nuôi còn khoảng 0,5-0,6m.
Sử dụng kéo có kích thước mắt lưới 2a= 1-2 cm để thu cá, cuối cùng tháo cạn bắt cá bằng vợt lưới , tránh bị cá làm bị thương.
Sau khi thu hoạch vẫn phải giữ cho cá sống và bảo quản tươi trước khi tiêu thụ nhằm đảm bảo chất lượng, giá trị sản phẩm.
Hình thức nuôi đơn cá chẽm là nuôi đối tượng và có bất lợi là phụ thuộc vào lượng thức ăn bổ sung. Cho ăn bổ sung làm giảm lợi nhuận đến mước tối thiểu, đặc biệt đối những nôi nguồn cá hạn chế, giá cá chẽm sẽ đắt.
Hình thức nuôi ghép cá chẽm và cá rô phi là phương thức đầy hứa hẹn, giúp giảm bớt phụ thuộc vào thức ăn. Lựa chọn loài cá nuôi kết hợp sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của chúng.
Tại thị trường thủy sản Việt Nam, ông Nguyễn Khánh Nam là một trong những người có kinh nghiệm nuôi cá chép làm giàu, biến cá chẽm thành loài cá triển vọng để xuất khẩu.
Gía bán cá chẽm từ 30.000-40.000 đồng/ kg.
Cũng như các món ăn từ ếch, cá chép, cá chẽm cũng là nguồn nguyên liệu cho nhiều món ăn hấp dẫn.
Khi hiểu và tuân thủ các biện pháp thả nuôi, chăm sóc cá chẽm, năng suất cao là điều mà bà con có thể gặt hái.
Chúc các bạn nuôi thả thành công loài cá da trơn này!
Thông tin tham khảo:
Thực trạng khó khăn của ngành thủy sản Đông Nam Á