Mỗi năm, hàng nghìn tấn thuốc kháng sinh và hóa chất khử trùng đang được sử dụng trong Nuôi Trồng Thủy Sản. Ngoài những lợi ích nhanh chóng mang lại, việc lạm dụng chúng mang lại rất nhiều hệ lụy như tốn kém về chi phí, khả năng vi khuẩn phát triển trở nên kháng thuốc xảy ra, dịch bệnh lặp đi lặp lại trên động vật thủy sản, tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong nước và sau cùng, sự tồn dư kháng sinh còn lại trên động vật thủy sản gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tuy nhiên giờ đây, các loại hóa chất độc hại đó có thể thay thế bằng loại dung dịch đặc biệt, có thể xử lý được chất độc, chất thải của cá thải ra bên trong hồ, không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cá, cá phát triển tốt, rút ngắn lại thời gian nuôi, chất lượng cá sạch sẽ.
Dung dịch đặc biệt này là chế phẩm sinh học có chứa loại vi khuẩn có lợi cho cá tên là Bacillus, có thể trộn chung với thức ăn thủy sản của tôm, cá. Vi khuẩn Bacillus có mặt ở hầu hết tất cả các loại chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản. Vậy Bacillus là gì? Tại sao chúng lại có nhiều lợi ích cho thủy sản đến thế?
ĐẶC TÍNH SINH HỌC BACILLUS
Vi khuẩn Bacillus được phân bố rộng rãi trong tự nhiên và rất đa dạng, cho đến nay, người ta đã phát hiện ra được hơn 200 loài khác nhau và có thể tìm thấy vi khuẩn Bacillus ở rất nhiều hệ sinh thái trong tự nhiên, từ trên cạn đến dưới nước, từ nước ngọt đến nước mặn.
Bacillus là một trong những vi sinh vật đầu tiên được phát hiện và mô tả trong tiến trình phát triển ngành vi sinh vật học thế giới ở cuối thế kỉ 19. Người ta có thể nghiên cứu vi khuẩn này có chi lớn, với hằng trăm loài vi khuẩn hiếu khí và kị khí, hình que, có khả năng sản sinh nội bào tử để chống lại các điều kiện bất thường của môi trường sống. Nội bào tử Bacillus có thể sống vài năm đến vài chục năm, đã có nhiều chứng cứ cho thấy vi khuẩn Bacillus có thể duy trì sức sống từ 200 – 300 năm.
Vi khuẩn Bacillus có cấu trúc đặc biệt giúp cho chúng không cần hoạt động nhưng vẫn tồn tại được rất nhiều năm. Một số trường hợp ở trong điều kiện rất lạnh, thậm chí đóng băng, người ta vẫn tìm thấy được vi khuẩn Bacillus. Đồng thời, chúng cũng có thể chịu được nhiệt độ rất cao, có thể cao hơn cả nhiệt độ nước sôi, có thể kháng được tia tử ngoại cực tím của ánh sáng mặt trời.
Hầu hết, các loài vi khuẩn Bacillus đều có lợi, do đó chúng được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống như y học, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất chất tẩy rửa và xử lý môi trường.
Vậy trong nuôi trồng thủy sản, vi khuẩn Bacillus này mang lại lợi ích gì?
LỢI ÍCH CỦA BACILLUS TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Sử dụng thường xuyên vi khuẩn Bacillus có thể làm ổn định môi trường nước, phân hủy các chất hữu cơ và làm tăng sức đề kháng cho các sinh vật thủy sản. Đặc biệt có thể giúp phòng một số bệnh thường mắc phải ở một sốt loại thủy sản như:
- Bệnh xuất huyết và viêm ruột ở cá trắm cỏ
- Phòng chống lây nhiễm virut TILV trên cá rô phi
- Hổ trợ điều trị bệnh lỡ loét ở cá lóc
Vi khuẩn có thể sử dụng dạng dung dịch hoặc trộn chung với thức ăn thủy sản. Cách làm này đã giảm rất nhiều chi phí cho các hộ nuôi, thậm chí không còn cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào khác.
Có rất nhiều môi trường ao bị ô nhiễm sẽ làm cho tôm cá bị thiếu oxi cục bộ, và hoạt động của các vi sinh vật trong nước ở ngưỡng oxi thấp làm cho các chất độc trong nước như NO2, H2S… không thể có oxi để sử dụng để chuyển hóa khí độc sang khí có lợi, dẫn đến thủy sản bị sốc do khí độc
Có 2 cách để xử lý ô nhiễm trong đáy ao
- Biện pháp cơ học: Sử dụng vôi để xử lý, cải tạo ao, thường mất nhiều thời gian và công sức.
- Biện pháp hóa chất: Thời gian xử lý rất nhanh, nhưng để lại nhiều hậu quả ở môi trường nước nuôi.
Do đó, sử dụng chế phẩm chứa vi khuẩn Bacillus là biện pháp an toàn được các chuyên gia khuyên nên được áp dụng hiện này vì tính an toàn với môi trường, vi sinh vật có lợi phát triển, không làm suy thoái đất dưới đáy trong ao nuôi tôm.
Theo nghiên cứu khoa học, vi khuẩn Bacillus có thể chuyển hóa các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo và CO2 thành nước. Vi khuẩn Bacillus cũng có thể chuyển các khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4NO3. Đồng thời, Bacillus cũng tiết ra các chất kháng sinh tự nhiên, Enzyme để kiềm hãm và tiêu diệt các mầm bệnh gây ra đối với động vật thủy sản
Không những thế, với khả năng tăng trưởng nhanh số lượng và thích nghi tốt với môi trường, Bacillus sau khi được bổ sung xuống ao nuôi sẽ tham gia mạnh mẽ trong quá trình tiêu hóa thức ăn và kháng bệnh của cá tôm. Sau khi đi vào đường ruột của thủy sản, Bacillus nhân nhanh số lượng, tiết ra các Enzym có khả năng biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu hóa, thủy phân các chất béo phức hợp, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thủy sản diễn ra nhanh hơn.
Vi khuẩn Bacillus sinh ra 3 loại Enzym
- Enzyme Amylase: Thủy phân tinh bột thành đường Glucose.
- Enzyme Protease: Phân hủy protein tạo thành Acid Amin giúp sinh vật dễ hấp thu chất dinh dưỡng.
- Enzyme Lipase: Giúp cho quá trình hấp thu chất béo tốt hơn, ăn được nhiều hơn.
Trong đáy ao nuôi trồng thủy sản, luôn hiện hữu các vi sinh vật có lợi và có hại, chúng sử dụng nguồn dinh dưỡng từ bã hữu cơ và nguồn dinh dưỡng từ nhiều chất khác trong đó có sắt để sinh sôi phát triển. Khi bổ sung vi khuẩn Bacillus vào cao thông qua các chế phẩm sinh học, giống vi khuẩn này sẽ cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng, giá thể với các loại vi khuẩn, tạo có hại khác làm chúng không phát triển được.
SỬ DỤNG VI KHUẨN BACILLUS HIỆU QUẢ
Trong môi trường nước, chúng ta nên sử dụng chế phẩm sinh học theo liều lượng của nhà sản xuất, trộn với mật gỉ đường, sau đó sục khí mạnh từ 6 – 12 tiếng để vi khuẩn Bacillus có thể sinh trường và phát triển. Khi đã đến mức phát triển đỉnh điểm, chúng ta té dung dịch này ra ao
Còn đối với cho ăn, chúng ta nên ủ chế phẩm sinh học với bột đỗ tương hoặc cám trong 24 giờ rồi mới đưa vào thức ăn thủy sản của tôm và cá để phát huy được hiệu quả cao nhất
Khi ủ các loại chế phẩm sinh học, chúng ta nên tuân thủ theo những hướng dẫn được ghi trên bao bì sản xuất, ngoài ra, hiệu quả sử dụng của chế phẩm Bacillus chỉ phát huy tác dụng khi không sử dụng đồng thời với các hóa chất xử lý môi trường và thuốc kháng sinh.