Hỏi: Tôi nuôi 100 con các lóc trong bể xi măng 4 mét vuông trong vòng một tháng, thấy có biểu hiện lở loét khắp mình, có cách nào khắc phục?
Đáp: Cá lóc gặp tình trạng bệnh lở loét thường do bội nhiễm bởi nấm, một số ít trường hợp do cá bị nhiễm vi khuẩn. Đối với riêng cá lóc, triệu chứng này bị gây ra bởi loài nấm Aphanomyces invadans và không thể chữa khỏi bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thức ăn cá lóc. Chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau
- Nước luôn luôn phải được khử trùng và làm sạch bằng TCCA hoặc Povidin.
- 1 tuần phải thay từ 1 – 2 lần nước để đảm bảo vệ sinh môi trường cho các lóc
- Cho cá ăn hoặc tắm thuốc kháng nấm, như thuốc thảo dược Nano TD-01 C
Ngoài ra bạn cũng nên định kì sử dụng chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Bacillus làm ổn định môi trường nước, phân hủy các chất hữu cơ, và làm tăng đề kháng cho các sinh vật thủy sản.
Bên dưới chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thêm một số thông tin, kiến thức khác về bệnh lở loét ở cá lóc
TÁC NHÂN GÂY BỆNH LỞ LOÉT Ở CÁ LÓC
TÁC NHÂN SINH HỌC
- Trong đa số các trường hợp gây ra bệnh lở loét ở cá lóc, thì tác nhân sinh học gây bệnh chủ yếu đều do loại nấm Aphanomyces Invadans tấn công vào các cơ quan nội tạng của cá, gây xuất huyết, ngoại tử và thậm chí gây chết cá. Bên cạnh đó, vẫn có một số nghiên cứu còn phát hiện ra được loại nấm Saprolegnia spp trong nội tạng của cá lóc.
- Một số trường hợp hiếm gặp khác là do vi khuẩn. Theo nghiên cứu, một số loài vi khuẩn gây ra bệnh lở loét ở cá lóc là: Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp… Đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila là đặc trưng xuất hiện ở các môi trường nước ngọt, đây là loại vi khuẩn rất dễ dàng xâm hại vào cơ thể của cá.
- Còn một trường hợp nữa là do Virus. Đây là nguyên nhân khởi đầu gây ra bệnh lở loét. Loại Virus này được phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh lở loét, là nguyên nhân gây giảm miễn dịch cho cá lóc. Virus này được biết đến với tên gọi là Rhadovirus, hoặc một loài khác cũng gây tác nhân tương tự như Binavirus sinh trưởng trong gan cá.
- Ký sinh trùng vẫn là một nguyên nhân gây bệnh, người ta phát hiện ký sinh trùng khi cá mắc bệnh như trùng loa kèn, trùng bánh em, sán lá đơn chủ, trùng quả dưa… Các ký sinh trùng này có thể làm cá bị tổn thương và tạo điều kiện cho nấm xâm nhập
TÁC NHÂN PHI SINH HỌC
Một số tác nhân khác dẫn đến bệnh lở loét ở cá lóc có thể cần quan tâm như: Nhiệt độ môi trường ao nuôi, chất lượng vệ sinh của nước trong ao, lượng dinh dưỡng trong nước. Chất thải công nghiệp, thuốc tăng trường thực vật trong môi trường nước cũng làm giảm khả năng đề kháng của cá
TRIỆU CHỨNG BỆNH LỞ LOÉT Ở CÁ LÓC
CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG
Quan dấu hiệu bên ngoài (Dự đoán bệnh lâm sàng) như:
- Cá ít ăn hoặc bỏ ăn
- Cá nổi lờ đờ, nhổ đầu lên khỏi mặt nước
- Da cá có màu nhợt nhạt và xám, có vài vết lở loét hoặc đốm đỏ ở đầu, thân, vây hoặc đuôi
- Có thể có hiện tượng xuất huyết khi bệnh nặng hơn
- Một số trường hợp nặng đến mức lõm sâu đến xương và hoại tử, xuất huyết hậu môn
CHẨN ĐOÁN GIẢI PHẨU
Sau khi giải phẩu cá lóc bị bệnh lở loét, bên trong nội tạng của chúng có các tình trạng sau:
- Tích nước ở khoang bụng, nhiều nhờn
- Gan và thận xuất huyết (do nấm gây hại)
- Bóng hơi xuất huyết và có hiện tượng teo lại
- Sau một thời gian, cá sẽ bị chết và kiệt sức, xung quanh khu vực lở loét có màu đen