Hiện nay, trên các tỉnh phía bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh là những nơi có diện tích nuôi cá rô phi lớn, đây cũng là những địa phương đã từng phát hiện cá rô phi bị nhiễm bệnh TiLV, một loại bệnh mới do Virut trên cá rô phi gây hại, tuy chưa bùng phát thành dịch ở nước ta nhưng Virut TiLV được xác định là một trong những nguy cơ dịch bệnh lớn nhất hiện nay
Tác Hại Của Virut TiLV Trên Cá Rô Phi
Những biểu hiện của Cá Rô Phi nhiễm Virut TiLV như: Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, màu sắc cơ thể biến đổi, xuất hiện hiện tượng ăn mòn và lở loét từ dạng điểm đến thành từng mảng trên da, mang tái nhợt, mắt bị teo lại, có hiện tượng đục thủy tinh thể, bụng và hậu môn phình to, vảy dựng lên,... cá sẽ chết bên dưới đáy, sau một thời gian mới nổi lên.
Virus Tilapia Lake (TiLV) có thể tồn tại 30 ngày trong môi trường nước, khi xâm nhập vào cơ thể cá sẽ tấn công các cơ quan như não, gan, thận... tại đây, chúng nhân lên nhanh chóng về số lượng. Trong quá trình nhân lên, chúng đồng thời tiết ra các độc tố phá hủy tế bào. Virus tấn công não gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh trung ương, khiến cá bị hôn mê. Khi tấn công vào gan, thận, virut khiến hoạt động các cơ quan này ngưng trệ, cá chán ăn, bơi lờ đờ. Đồng thời trong quá trình này, virut tràn vào hệ tuần hoàn di chuyển khắp bộ phận cơ thể cá, bóng hơi xẹp xuống, cá từ từ chìm xuống đáy và chết.
Khả Năng Lây Nhiễm Của Virut TiLV Trên Cá Rô Phi
Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì dịch bệnh sẽ bùng phát, gây thiệt hại rất lớn đến nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với nghề nuôi cá rô phi.
Quá trình virut xâm nhập và gây hại cũng làm giảm sức đề kháng của cá, các đối tượng khác như vi khuẩn, hay nấm có cơ hội xâm nhiễm, nhân lên và gây bệnh thứ phát cho cá. Bệnh TiLV lây lan cho cá theo chiều ngang, từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng ao nuôi, trại nuôi qua nguồn nước, dụng cụ chăn nuôi.
Cá bệnh sau khi chết, phát tán ở trong nước. Các chất thải của cá mang virut và cá bệnh bao gồm phân, dịch bài tiết và nhớt ngoài thân đều có virut tồn tại, nếu không kiểm soát và phòng ngừa tốt, dịch bệnh dễ phát triển và bùng phát trên diện rộng.
Theo cục thú y, Việt Nam hằng năm tự sản xuất được khoảng 90% con giống rô phi phục vụ nhu cầu trong nước. Còn 10% là nhập khẩu từ một số nước khác. Do vậy, Virut TiLV được xác định là một trong những nguy cơ dịch bệnh lớn nhất hiện nay. Dịch bệnh do Virut TiLV lây lan qua nhiều con đường, từ cá sang cá, từ vùng này sang vùng khác trong quá trình vận chuyển.
Biện Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Do TiLV
Dịch bệnh do Virut TiLV cũng giống một số bệnh do Virut khác, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng của cá giảm sút. Theo các nhà khoa học, thời tiết bất lợi kết hợp với nuôi thả mật độ lớn là điều kiện thích hợp để bệnh tấn công và gây hại. Hiện chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh này, vì vậy cần áp dụng các biện pháp sau khi nghi ngờ hoặc phát hiện bệnh TiLV gây ra trên cá rô phi, cụ thể:
- Nếu cá rô phi chết nhiều bất thường, báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để triển khai biện pháp kịp thời để phòng chống bệnh
- Trước khi thả giống, cần gửi mẫu vào phòng thí nghiệm để xét nghiệm sàng lọc đối với mầm bệnh TiLV.
- Tuyệt đối không vận chuyển cá rô phi sống từ các ao nuôi đã bị bệnh sang các ao nuôi không bị bệnh
- Không vứt cá chết, cá bệnh, xả thải nước từ ao nuôi bị bệnh chưa qua xử lý ra ngoài môi trường
- Hố tiêu hủy cá chết phải cách xa nguồn nước, khu dân cư ít nhất 50m.
- Sử dụng vôi bột rắc xuống hố và phun thuốc sát trùng quanh ao nuôi
- Thường xuyên vệ sinh, xử lí ao nuôi sạch sẽ.
Mọi người cần phải hiểu rõ, và nắm vững được các kiến thức nuôi cá , phòng chống bệnh cho cá. Nếu không sẽ dễ bùng phát thành dịch, rất nguy hiểm.