Đầu tháng 3/2019, giá tôm giảm mạnh do cạnh tranh từ con đường xuất khẩu Ấn Độ và Ecuador. Lượng tôm tồn kho năm 2018 và sự siết chặt chất lượng nhập khẩu của Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến tình hình thương mại Trung Mỹ và ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với tình hình thủy sản của năm 2019, Tổng cục Thủy sản đã đánh giá về diễn biến thị trường, sản xuất và tiêu thụ tôm. Tổng cục Thủy sản đưa ra khuyến cái người nuôi tôm cần tuân thủ kỹ thuật, chất lượng con giống, mùa vụ,cải tạo ao nuôi, tăng cường các biện pháp chăm sóc và quản lý môi trường nuôi.
Ngoài ra, việc ổn định sản xuất và hợp tác đầu tư cũng rất quan trọng.Tất cả các yếu tố kể trên được khuyến khích chú trọng nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Không chỉ cá tra, ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2019 cũng được ghi nhận những khó khăn đối với xuất khẩu ra các nước lân cận. Từ đó, giá cá tra nguyên liệu giảm từ cuối tháng 3 đến nay sau 2 năm tăng trưởng liên tục. Việc xuất khẩu đi một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu giảm từ tháng 3/2019, Ả rập - Xê út vẫn đóng cửa đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam, một số quốc gia lân cận đã phát triển nuôi cá tra.. Quy mô nuôi cá tra năm 2019 dự kiến đạt 6,6 nghìn ha (tăng 22,2% so với năm 2018), sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, tương đương với năm 2018. Con số kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1,9 tỷ USD, giảm khoảng 12% so với cùng kỳ 2018.
Ngành thủy sản Việt Nam 2020 đối mặt với nhiều thách thức, quy trình chất lượng tại Trung Quốc bị siết chặt, sức mua giảm mạnh và giá cả nguyên liệu tăng cao. Năm 2020 này, Tổng Cục Thủy sản đã đặt ra mục tiêu là tổng sản lượng đạt 8,2 triệu tấn, tăng 0,6% so với ước thực hiện năm 2019; sản lượng cá tra 1,42 triệu tấn, tương đương so với năm 2019; sản lượng tôm các loại 850.000 tấn, tăng 3,7%; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2019.