Áp dụng trí tuệ nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản là bước đi quan trọng giúp giảm thiểu chi phí, rủi ro và tăng cơ hội tăng lợi nhuận từ nuôi trồng thủy sản.
Năm 2020 là năm phát triển của thời kỳ công nghiệp 4.0. Đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào nuôi trồng thủy sản giúp tăng cường kết hợp các công nghệ lại với nhau và làm mờ đi ranh giới của vật lí, kỹ thuật số và sinh học.
Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào nuôi trồng thủy sản giúp giảm hao phí thức ăn thủy sản
Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, các hộ nuôi tốn nhiều chi phí, công sức cho thức ăn thủy sản. Việc lựa chọn thức ăn mang tính chủ quan , dựa vào khả năng quan sát và phán đoán tình trạng ao nuôi, con giống và kinh nghiệm nuôi. Qúa trình điều chỉnh thức ăn rất quan trọng vì thức ăn ảnh hưởng đến sức tăng trưởng, rủi ro dịch bệnh của vật nuôi.
Vừa qua, công ty Observe Technologies đã cung cấp công nghệ trí tuệ nhân tạo plug-and-play giúp theo dõi quá trình ăn của vật nuôi. Plug-and-play có hệ thống dữ liệu giúp xác định được lượng thức ăn của tôm/cá.
Tại công ty eFishery, hệ thống sử dụng cảm biến được ra mắt, giúp phát hiện mức độ đói của cá và tôm. eFishery có khả năng điều khiển máy cho ăn, lượng thức ăn cần thiết. Công ty eFishery áp dụng trí tuệ nhân tạo vào nuôi trồng thủy sản đã giúp giảm chi phí thức ăn lên đến 21%.
Riêng công ty Umitron Cell- một công ty công nghệ nuôi trồng thủy sản Nhật và Singapo đã cung cấp công nghệ cho ăn thông minh có khả năng điều khiển từ xa. Khi áp dụng trí tuệ nhân tạo vào nuôi trồng thủy sản, hộ nuôi thủy sản sẽ giảm được các chất thải, cải thiện về cả lợi nhuận và sự bền vững trong khi cung cấp cho người dùng. Các hệ thống máy móc từ công nghệ AI có thể giúp người dân sản xuất nhiều sản phẩm thủy sản và tiết kiệm tài nguyên, tăng lợi nhuận đáng kể.
Áp dụng trí tuê nhân tạo vào nuôi trồng thủy sản giúp chống dịch bệnh
Sau nguồn thức ăn thủy sản, dịch bệnh ảnh hưởng đến chi phí nuôi trồng đáng kể, tăng rủi ro ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng, tăng tỷ lệ tử vong của vật nuôi. Từ đó, việc phát triển các công nghệ từ trí tuệ nhân tạo giúp phán đoán dịch bệnh đã được nghiên cứu. Trí tuệ nhân tạo sử dụng thiết bị, lưu giữ số liệu, phán đoán dịch bệnh và đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Năm 2017, Cụm cải tiến hải sản ở Na Uy đã ra mắt nền tảng AquaCloud. AquaCloud cho phép người dùng quản lý tình hình sức khỏe thủy sản và nghiên cứu các giải pháp. Ngoài ra, AquaCloud cho phép đối phó rận biển, dự đoán hoặc thậm chí ngăn chặn rận biển phát triển trên các lồng nuôi.
Tại Ấn Độ, công ty Aquaconnect đã cung cấp cho các trang trại ứng dụng MOJO. Ứng dụng MOJO sử dụng trên điện thoại giúp những người nuôi tôm dự đoán dịch bệnh, tăng chất lượng nước trong ao nuôi tôm. Ngoài ra, nhà nuôi hải sản còn sử dụng máy bay không người lái, có cảm biến và robot, có khả năng đo độ pH, độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, độ đục, sự ô nhiễm thậm chí là nhịp tim của tôm/cá. Dữ liệu từ robot sẽ được truyền đến điện thoại.
Và tổ chức SHOAL còn sử dụng cá robot để truy tìm nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước, đây là một cải tiến quan trọng.
Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào nuôi trồng thủy sản giúp giảm chi phí
Trí tuệ nhân tạo đang dần lại gần hơn với nuôi trồng thủy sản, trở thành xu hướng tất yếu, tăng lựi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho hộ nuôi thủy sản.