Rừng nhiệt đới Amazon
Ngày 10/3, nghiên cứu từ các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các hệ sinh thái lớn như rừng nhiệt đới Amazon, các rạn san hô có thể sụp đổ nhanh hơn dự tính. Những rạn san hô ở vùng biển Caribbean có nguy cơ sụp đổ sau 15 năm trong khi rừng nhiệt đới Amazon có thể chết trong vòng 50 năm.
"Các thông điệp ở đây rất rõ ràng. Chúng ta cần chuẩn bị cho những thay đổi trong hệ sinh thái của hành tinh nhanh hơn dự báo trước đây" Đây là lời nhận định từ giáo sư địa lý Đại học Southampton- ông John Dearing, đứng đầu nghiên cứu của tạp chí Nature Communications.
Những hệ sinh thái càng lớn càng mất nhiều thời gian để sụp đổ, nhờ vào kích thước, nhưng lại có tốc độ suy giảm, bị tàn phá lớn hơn những hệ sinh thái nhỏ.
“Đó là do các hệ thống sinh thái nhỏ và môi trường sống tạo nên các hệ thống lớn hơn ban đầu dường như kiên cường hơn, nhưng sau đó làm sáng tỏ rất nhanh khi đạt đến điểm bùng phát” ý kiến từ Trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi và Đại học Bangor (Anh) cho thấy. Qúa trình nghiên cứu diễn ra ở 42 hệ sinh thái, trong đó 4 hệ sinh thái ở mặt đất, 25 ở biển và 13 ở nước ngọt có kích thước khác nhau từ các hồ nhỏ đến Biển Đen.
Nghiên cứu của Erika Berenguer- nhân viên cấp cao của Đại học Oxford và Đại học Lancaster ở Anh cho rằng: “Không có nghi ngờ về việc Amazon có nguy cơ lớn và có thể là điểm bùng phát. Những tuyên bố bị thổi sẽ không giúp ích gì cho khoa học hay việc hoạch định chính sách” Còn Antonelli thì nhấn mạnh rằng: “Ngay bây giờ, nếu không hành động khẩn cấp, chúng ta có thể đứng bên bờ vực của việc mất rừng nhiệt đới và đa dạng sinh học lớn nhất thế giới vốn đã phát triển trong ít nhất 58 triệu năm và duy trì sự sống của hàng chục triệu người“
Từ các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy, hệ sinh thái nhỏ và lớn như Amazon đều có nguy sơ sụp đổ, con người cần đến nhiều biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu các hậu quả môi trường. Hệ sinh thái ảnh hưởng lớn đến con người, kinh tế và xã hội, đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản.