Cá trê là một loại cá da trơn sinh sống ở vùng nước ngọt, cá trê có rất nhiều loài, ở Việt Nam hiện nay chủ yếu có 3 loài:
- Cá trê đen ở miền Bắc
- Cá trê trắng ở miền Nam
- Cá trê vàng ở miền Nam
Cá trê là loài cá ăn tạp thiên về động vật, cá trê có thể bắt cá con, ăn các xác động vật, cá chết… Cá trê có thể sống với mật độ dầy đặc và có thể hô hấp bằng việc nhô lên mặt nước đớp oxi, mật độ nuôi cá trê có thể lên đến 30 – 100 con / m2, tùy theo khối lượng và giống loài cá trê chăn nuôi.
Cá trê thuộc loại động vật ăn tạp, nên đơn giản nhất là cho chúng ăn thức ăn viên như thức ăn dành cho cá da trơn của Navifeed, lượng đạm phải từ 30% trở lên.
Ngoài ra, cá trê còn có thể ăn xác động vật chết, phụ phẩm trong lò mổ, … với tỷ lượng 5 – 7%, tức 1 tạ cá trê cho ăn khoảng 5 – 7 kg/ngày
Đối với thức ăn viên cá tra chỉ ăn khoảng 2 – 3%, tức 1 tạ cá trê cho ăn khoảng 2 – 3 kg / ngày
MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý KHI NUÔI CÁ TRÊ GIỐNG
Hỏi: Nuôi Cá Trê trong bể xi măng, cá ăn kém, sau một thời gian thì chết, ngoài ra không có hiện tượng nào khác. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục
Đáp: Ở đây, để giải quyết câu hỏi này, chúng ta phải xác định được mật độ nuôi cá trê trong bể là bao nhiêu con trên 1 mét vuông và nguồn gốc cá trê như thế nào?
Có thể trong quá trình vận chuyển chúng ta phải giúp cá thích nghi với môi trường sống với điều kiện nuôi cá. Mật đọ cũng là một phần rất quan trọng, đối với cá trê, chúng ăn nhiều và thải nhiều, nếu nuôi cá trê với mật độ dày, chúng ta phải thay nước ít nhất một lần / một ngày. Hoặc phải thay nước 2 lần, sáng một lần và chiều tối một lần để đảm bảo bể nuôi cá luôn luôn được sạch. Ngoài ra cũng nên thường xuyên vệ sinh ao nuôi để môi trường nuôi được thông thoáng, sạch sẽ. Nếu chúng ta để bể cá nhiều nhớt, nhiều chất bẩn bám vào thành bể sẽ là cơ hội làm hình thành các ổ kí sinh của các tác nhân gây bệnh cho cá, làm cá bị giảm sức đề kháng dẫn đến cá rất dễ bị chết. Thỉnh thoảng nên rãi chế phẩm sinh học Bacillus vào ao nuôi để giúp làm sạch nước trong ao và tăng tính đề kháng cho cá.
Đặc biệt ở giai đoạn cá hương rất dễ bị nhiễm kí sinh trùng rất nhanh, làm cho cá có thể bị bệnh đầu to, đuôi nhỏ, hoặc treo râu và chuyển màu da,
Để khắc phục tình trạng này, nếu chúng ta nuôi cá với mật độ trên 150 con / mét vuông, chúng ta nên giảm mật độ lại tương đối vừa phải, để cá không gây ô nhiễm môi trường nhanh khi chúng ta cho cá nuôi trong bể.
Hằng ngày nên sử dụng nước muối, sau khi rút nước bể, có thể sử dụng nước muối, iodine, thuốc tìm… để tắm cho cá với liều lượng 5 – 10% để khử trùng và tiêu diệt mầm bệnh, rồi từ từ dâng nước lên ở mức độ cá sống được bình thường.
Có thể định kỳ nửa tháng cho cá trê ăn tỏi khô xay nhuyễn và trộn vào thức ăn cho cá trê ăn với liều lượng 100 – 150g / 2 – 3 kg thức ăn cá trê để tăng cường sức đề kháng và hệ tiêu hóa của cá.
Ngoài ra có thể cho cá trê ăn thêm Vitamin C, B1 để tăng sức đề kháng. Đối với cá trê, chúng rất khỏe nhưng cũng rất yếu khi không nuôi đúng kỹ thuật.