Cá Chạch bố mẹ nếu để chúng sinh sản tự nhiên thì số lượng trứng rất ít, tỷ lệ ấp nở trứng thành công lại rất thấp, chỉ đạt được khoảng 15 – 20%, do đó, nếu cá chạch sinh sản tự nhiên thì năng suất nuôi thương phẩm sẽ rất kém. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng kỹ thuật thụ tinh cá chạch, thì tỷ lệ đẻ và ấp nở có thể đạt đến tỷ lệ thành công đến 90%.
KINH NGHIỆM NHÂN GIỐNG CÁ CHẠCH ĐỒNG
Cá chạch đến thời kì sinh sản sẽ được thu bắt lên bể và tiến hành tiêm thuốc kích thích sinh sản. Đầu tiên cần phải kiểm tra cá bố mẹ, cá bố mẹ tiêu chuẩn đạt càng cao thì tỷ lệ cá bột có thể ương được sau này càng cao. Đối với cá – cả cá đực và cá cái thì độ tuổi phải từ 7 – 8 tháng và ở cá cái phải nhìn rõ buồng trứng ở bên trong, hậu môn phải sưng đỏ. Cá đực bố phải nuôi trong điều kiện nhiệt độ mát, nếu quá nóng sẽ dẫn đến tình trạng cá đực bị kém tinh.
Tiếp theo chúng ta sẽ tiêm thuốc, cá chạch khá trơn nên để thuận tiện cho việc vận hành, chúng ta cần chuẩn bị một chiến khăn tay và phải cẩn thận giữ cá nằm yên, nếu mũi tiêm đi quá sâu sẽ đâm vào xương cá gây tổn thương bên trong.
Sau khi tiêm thuốc kích thích sinh sản, trứng và tinh trùng được ép nặn ra và trộn lẫn với nhau và đưa vào máy ấp trứng. Máy ấp trứng có thể thực hiện thủ công đơn giản bằng một hồ thủy tinh nhỏ và cao, liên tục bơm nước với lực nước nhẹ vào hồ để luồng nước đối lưu đảo trứng liên tục, trứng chất lượng và khỏe mạnh sẽ nằm bên dưới, còn trứng hỏng hoặc không được thụ tinh sẽ nổi lên và theo luồng nước chảy ra ngoài hồ
Phương pháp ấp trứng này có tỷ lệ nở khoảng từ 80 – 85%. Các chú cá bột nở ra sẽ có sức đề kháng tốt hơn vì các quả trứng hỏng đã được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình ấp. Mầm bệnh cũng không bị lây nhiễm đến các quả trứng khác.
Nơi ương nuôi cá chạch cần đảm bảo được nguồn nước sạch, lấy từ nước giếng khoan qua lọc và cần hạn chế ánh sáng bằng hệ thống lưới bạt che chắn. Cá bột sẽ rất mẫn cảm với ánh sáng, ánh sáng nếu quá cao và quá mạnh, cá bột sẽ bị căng thẳng và cùng chui rúc vào một góc tối dẫn đến việc cá bị đè chồng lên nhau, gây xước cá và cá sẽ bỏ ăn.
THỨC ĂN
Đối với cá chạch mới nở cho đến 10 ngày, thức ăn cá chạch chỉ là chất phù du, nguồn thức ăn này được tạo ra bằng cách gây màu nước. Có thể sử dụng chế phẩm như cám gạo, mật gỉ đường hoặc men vi sinh được ủ lên men 24 tiếng và được hòa vào trong nước, đây là những dưỡng chất để tảo và phù du phát triển phù hợp với giống cá chạch.
Cá sau khi nở khoảng 20 ngày có thể xuất bán giống, giá cá chạch giống giao động từ 100 – 120 ngàn đồng / 1kg
MỘT SỐ CÂU HỎI, Kiến Thức Khác VỀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHẠCH ĐỒNG
Hỏi: Nhà có ao với diện tích 200 mét vuông, thả cá chạch được 1 tháng, mấy ngày nay thân cá có hiện tượng bị đốm trắng, bơi nhảy trên mặt nước rồi chết. Đã dùng thuốc nhưng không khỏi, nguyên nhân và cách khắc phục?
Đáp: Với những triệu chứng theo mô tả trên, cá có thể bị nhiễm nấm thủy mi do nước ao ô nhiễm. Chúng ta cần:
- Dùng thuốc khử trùng diệt bào tử nấm như IODIN hoặc POVIDIN 90% với liều lượng 0.5ml/m3 nước.
- Cho cá ăn thuốc thảo dược EKAVARIN với liều lượng 1ml/10kg cá chạch, ăn từ 5 – 7 ngày.
- Cho cá ăn vitamin C, liều lượng theo nhà sản xuất, cho ăn trong 7 ngày liên tục.
Hỏi: Tư vấn kỹ thuật nuôi chạch đồng?
Đáp: Chạch đồng có thể nuôi ở bể hoặc ao, ruộng, nếu nuôi ruộng phải đào mương cho chạch trú. Ngoài ra trước khi nuôi nên về sinh, xử lí tảo trong ao, ruộng cho sạch sẽ. Chọn giống đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh, không xây sát, màu sắc cá tươi sáng, cỡ giống nên từ 100 – 200 con/kg. Trong quá trình nuổi, thỉnh thoảng nên sử dụng chế phẩm sinh học Bacillus, vi khuẩn Bacillus rất có lợi cho việc vệ sinh ao, hồ; làm tăng đề kháng cho thủy sản. Cho ăn thức ăn cho cá công nghiệp có độ đạm trên 25% hoặc thức ăn tự chế gồm:
- 70% là ốc bươu vang, giun, cá tạp, tôm tép…
- 30% là cám gạo