Tại Việt Nam, loại cá tầm được tập trung phát triển là cá tầm Siberi và cá tầm Trung Quốc.
Môi trường sống của cá tầm
Cá tầm Siberi có khả năng sống ở nơi mát mẻ.
Cá tầm với kích cỡ trung bình khá lớn là 2,5-3,5m và có chiếc mõm cong vút hình nêm, có công dụng lùng sục đáy bùn tìm thức ăn. Thân cá tầm thường có màu trắng xám hoặc đen xám, chúng không có vảu và chỉ có lớp da trơn nhớt. So với cá chép, cá bống tượng, cá nheo, cá ngát, cá tra, chúng thuôn dài hơn và có râu ở phần mũi. Đuôi của cá tầm chẻ đôi và dọc hai bên hông đều có vây không liền mạch. Nhiệt độ thích hợp là 29 độ C, ở các thủy vực, cá tầm sống ở nguồn nước mát không vượt quá 30 độ C.
Tại Huế, huyện miền núi A lưới có những điều kiện về nhiệt độ và độ cao, nguồn nước có thể đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi cá tầm. Năm 2019, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế đã thử nghiệm nuôi cá tầm tại huyện A lưới.
Độ cao 600m trở lên rất thích hợp để nuôi cá tầm vì có nguồn nước tự nhiên trong sạch, chảy quanh năm như suối, hồ chứa nhân tạo và sông hồ tự nhiên hoặc nước nguồn từ các mạch ngầm.
Cơ sở hạ tầng để nuôi cá tầm bao gồm: hệ thống bơm cấp nước, sục khí và hệ thống giao thông thuận tiện cung cấp vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
Kỹ thuật nuôi cá tầm hiệu suất cao
Thết kế ao, bể cho cá tầm
Việc xây bể cá cần xây trên nền đất chắc, cao ráo để thuận tiện cho việc thay nước. Hình dạng bể: hình chữ nhật, hình tròn sẽ thuận tiện cho việc chăm sóc và tạo không gian cá sinh sống thoải mái.
Ngoài ra, có thể nuôi cá tầm trong ao đất hoặc ao có bờ xi măng.
Đối với nuôi trong ao đất: bờ ao cần đắp chắc chắn, không rò rỉ, mặt bờ ao ruộng ít nhất 1,5 -m để thuận tiện việc thu hoạch. Đáy ao nuôi cá tầm cần được nén chặt.
Hệ thống nước chảy trong bể luôn đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan > 5 mg/l.
Chuẩn bị ao, bể nuôi cá tầm
Bể nuôi cần được xử lý sạch xi măng và vệ sinh sạch sẽ bằng Chlorine, iodine hoặc thuốc tím sát trùng. Ao nuôi cá tầm cần được tát cạn, vét bớt bùn, tu sửa bờ và lấp hết các lổ hổng ở chân và bờ, cống ao, phát quang bờ ao, làm sạch cỏ dại.
Sau đó, người nuôi rắc vôi với liều lượng tùy thuộc vào độ pH phù hợp.
Với ao nuôi có độ pH cao cần bón 5-7 kg vôi / 100m2, phơi đáy ao 3-5 ngày để vôi phân hủy hết chất thải đáy, Cuối cùng là tháo nước, ngâm 2-3 ngày.
Những ao nuôi có nhiệt độ thấp hoặc ao mới cần bón lượng vôi từ 10-15kg/100m2, ngâm nước 2-3 ngày và thoát nước. Qúa trình ngâm nước làm 1-2 lần cho đến khi nước trong ao có độ pH ổn định trên 6,5.
Nếu ao có độ pH trung tính thì sau khi xử lý cần lấy nước mới vào ngay.
Cá giống và thả cá tầm giống như thế nào
Hướng dẫn chọn cá giống
Cá giống chất lượng quyết định năng suất, thành quả của vụ nuôi trồng. Cá giống chất lượng cao là những chú cá tầm có kích cỡ 50-100g/ con và chiều dài thân khoảng 15-20 cm, đồng đều, khỏe mạnh và không dị hình. Khi thả cá giống và chậu nước, chúng bơi khỏe, tản đều chứ không tập trung vào 1 chỗ.
Quy trình thả cá tầm giống
Thả cá tầm thích hợp nhất vào tháng 3 hằng năm và nhiệt độ nước là 18-26 độ C.
Mật độ thả cá tầm giống vào bể: 2-3 kg/m3.
Nếu nuôi ao, mật độ thả cá là 1,5- 3 kg/m3.
Khi cá lớn, cần phân loại và chia thưa ra để duy trì tốc độ sinh trưởng của cá.
Dù là nuôi bể hay nuôi ao, mật độ nuôi đều tùy thuộc vào kích cỡ và lượng oxy hòa tan tự nhiên trong nước, thường là 30kg/m3.
Cho cá tầm ăn như thế nào?
Thức ăn cho cá tầm
Cá tầm cần ăn thức ăn cung cấp đầy đủ đạm, mỡ, độ ẩm, chất khoáng và chất xơ.
Chế độ ăn dành cho cá tầm tùy thuộc vào nhiệt độ nước, nếu nhiệt độ nước lạnh nên cho cá ăn 1-2 lần/ ngày. Khi nước ăn, cá nên ăn 4 lần / ngày.
Môi trường nuôi cá tầm cần phải sạch và nhiều oxy. Cá tầm thích sống ở dưới đáy.
Người nuôi cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra môi trường nước hàng ngày đảm báo cá sinh trưởng tốt.
Một số bệnh cá tầm thường gặp
- Bệnh do nấm thủy mi gây ra
- Bệnh đường ruột do vi khuẩn
- Bệnh rận cá
- Bệnh do virus irridovirus
Thu hoạch cá tầm
Thu hoạch cá tầm thường sau 14-16 ngày.
Khi cá đạt kích cỡ là 1,6- 2 kg/ con thì có thể thu hoạch hoặc tỉa cá lớn, tiếp tục nuôi cá nhỏ. Trước khi thu hoạch cá tầm, người nuôi nên ngừng có cá ăn 1-2 ngày trước đó.
Một số món ăn ngon chế biến từ cá tầm:
Cá tầm , cá tra, cá chép, cá nheo đều là những loài cá có thành phần dinh dưỡng cao.
Các món ăn từ cá tầm rất bổ dưỡng vì có thành phần dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa. Thịt cá tầm chưa nhiều vitamon A, phot pho, selen, vitamin B6, B12 và omega 3, omega 6. Trong 100gr thịt cá tầm chứa khoảng 0,54gr, cực kỳ tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Các bạn có thể tham khảo các món ngon hấp dẫn sau:
- Cá tầm xào nấm hương hành tây
- Cá tầm chiên muối sả thơm lừng
- Cá tầm hấp xì dầu
- Cá tầm nướng muối ớt
- Cá tầm kho riềng
- Cá tầm sốt cà chua
Xem thêm:
Nhà phân phối con giống và thức ăn thủy sản Navifeed.
Các loài cá có vảy.