Cá trèn bầu là loài cá da trơn có tên khoa học là Ompok bimaculatus, hiện đang bị khai thác quá mức vì giá trị kinh tế khá cao.
Đặc điểm hình thái của cá trèn bầu
Cá trèn bầu có nhiều đặc điểm thú vị, không giống cá tra, cá nheo hay cá chép.
Cá trèn bầu sở hữu thân dài, dẹp bên, đầu ngắn và rộng. Khi nhìn từ trên xuống mõm cá trèn bầu có dạng hình vuông. Răng hàm của cá trèn bầu khá nhỏ và nhọn. Râu hàm trên của cá trèn bầu dài đến vây ngực, có khi dài đến vây hậu môm. Cơ gốc vây ngực của chúng khá phát triển, gai vây ngực vừa cứng vừa nhọn. Vây bụng của cá trèn bầu nhỏ còn vây đuôi thì chẻ hai, đặc biệt có đốm tròn màu tím đen nằm sau nắp mang, gốc vây đuôi có vệt màu tím nhạt.
Khu vực phân bố của cá trèn bầu
Cá trèn bầu phân bố ở Ấn Độ, Lào, đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, Campuchia, Myanma và Thái Lan.
Cá trèn bầu là một trong những loại cá da trơn có giá trị kinh tế cao, có thể khai thác quanh năm và cũng là nguyên liệu chế biến các món đặc sản dân dã.
Địa điểm ưa thích của cá trèn bầu luôn là sông, kênh rạch và ao đìa đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, tại thượng nguồn sông Sài Gòn và sông suối Tây Nguyên cũng là nơi trú ngụ của cá trèn bầu.
Loài cá trèn bầu đại diện cho loài cá da trơn về những tập tính thú vị, chúng là đặc trưng cho hệ sinh thái Đông Nam Á, sống thành đàn ít hoạt động, chúng chụm lại thành khối trong hốc đá và trong hốc cây ven bờ.
TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ TRÈN BẦU 2019
Kích thước thích hợp để thu hoạch cá là khoảng 30-35cm, lớn nhất là 50cm, bà con dùng dưới, vó, rùng hoặc đằng để khai thác cá trèn bầu cũng như khai thác các loại cá khác.
Chất lượng thịt của cá trèn bầu được đánh giá cao, thịt cá rất thơm ngon, lượng cá cung cấp cho thị trường đều từ đánh bắt tự nhiên.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cư dân khai thác cá trèn bầu quanh năm với nhiều phương pháp khác nhau.
Năm 2019, thống kê cho thấy cá trèn bầu đang bị khai thác quá mức và nhưng tác động bên ngoài ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của cá trèn bầu. Bao gồm tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hoạt động khai thác bừa bãi của cư dân.
Những yếu tố trên đã làm điều kiện sống của cá, sản lượng cá giảm sút. Vấn đề đang được báo động hiện nay là bảo tồn và khai thác hợp lý cá trèn bầu.
Nghiên cứu quá trình sinh sản cá trèn bầu
Nghiên cứu sinh sản cho cá trèn bầu được thực nghiệm ngẫu nhiên với 4 loại thức ăn
- Thức ăn cá tạp: NT1
- Thức ăn viên công nghiệp 30% đạm: NT2
- Thức ăn viên công nghiệp 35% đạm: NT3
- Thức ăn viên công nghiệp 40% đạm: NT4
Lựa chọn mật độ nuôi cho thử nghiệm là 30 con/m2 với tỷ lệ cá trèn bầu cái và cá trèn bầu đực là 1:1, nuôi trong 12 tháng. Giai đoạn sau khi cá trèn bầu sinh sản sẽ bắt đầu vỗ béo tích cực bằng việc cho ăn 4-5 %/ khối lượng cá/ ngày. Giai đoạn nuôi vỗ cá béo thành thục trước khi cá sinh là 2-3 %/ khối lượng cá/ ngày đối với thức ăn là cá tạp. Với thức ăn viên, nên cho cá ăn bằng 1/2 lượng thức ăn cá tạp, ngyaf ăn 1 lần vào lúc 17 giờ.
Kết quả là tỷ lệ cá trèn bầu thành thục và hệ số thành thục của nghiệm thức nuôi vỗ béo đều cao hơn so với những thực nghiệm cho cá ăn thức ăn công nghiệp.
Đối với cá trèn bầy, tỷ lệ thành thục ở các nghiệm NT1, NT2, NT3, NT4 lần lượt đạt 13,88%, 10,86%, 10,02% và 11,51%.
Khi cá trèn bầu được nuôi vỗ ở điều kiện nuôi nhốt và ăn cá tạp, thwusc ăn công nghiệp nhiều đạm thì có hệ số thành thục và sức sinh sản cao hơn.
Cá trèn bầu có thể sinh sản quanh năm, chúng tập trung sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10, phát triển tốt nhất vào tháng 7- tháng 8 hàng năm.
Khi chủ động nuôi và vỗ béo cá thành thục, quá trình sản xuất con giống và cung cấp giống thương phẩm sẽ được mở trộng.
Ngoài việc hạn chế khai thác cá trèn bầu quá mức , cư dân cần có biện pháo chăm sóc và quản lý cá hiệu quả hơn nữa.
Xem thêm tại đây:
Thức ăn thủy sản.Thị trường và năng suất.