Cá Kèo
Cá kèo còn được gọi với cái tên dân dã là cá bống kèo, thuộc họ cá bống trắng( Gobiidae). Còn được gọi là cá kèo vảy nhỏ để dễ phân biệt với loài cá kèo vảy to.
Đặc điểm
Đặc điểm tự nhiên của cá kèo là: đầu nhỏ. hình chóp, mõm tù hướng xuống phía dưới. Miệng của cá kèo hẹp và có nhiều răng. Cá kèo không có râu giống cá tra. Dưỡi mõm có 2 mép râu cực nhỏ phủ lên môi trên. Mắt của cá kèo vừa nhỏ, vừa tròn nằm gần phía đỉnh đầu. Hai vây lưng rời nhau còn hai vây bụng thì dính chặt nhau, vây đuôi dài và nhọn. Thân cá kèo hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi, có màu ửng vàng, nửa trên của thân có chừng 7-8 sọc đen hướng hơi xéo về phía trước.
Tập tính của cá kèo: sống chui rúc trong bùn và đào hang để trú. Ngoài ra , cá kèo cũng ăn tạp như cá nheo Mỹ. Khi tìm được nơi thích hợp, nó sẽ bắt đầu đào hang để ở lại trú ẩn. Cá kèo ăn tạp và có ruột ngắn.
Thức ăn thủy sản cho cá kèo là các loại nhuyễn thể như tôm nhò, giun, phiêu sinh vật.
Khu vực sống của chúng là những vùng cưa sông và gian thủy triều tại Ấn Độ, Campuchia, Đài Loan, Việt Nam.
Môi trường sống là đáy bùn.
Tại Việt Nam, cá kèo tập trung sống tại miền Tây Nam Bộ, cá kèo được đánh bắt và nuôi trồng để lấy thịt. Thịt cá được chế biến nhiều món ăn ngon. Khu vực có nhiều cá kèo nhất là đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,..
Môi trường ống của cá kèo : Nước lợ- các ao, hồ, kênh mương. Ngoài ra, cá kèo còn được nuôi trồng ở các ruộng muối. Sinh sản: cá kèo sinh sản trong các tháng từ 4 đến 9, sinh sản tự nhiên tại các bãi bồi ven biển. Hiện tại, việc thử nghiệm nuôi cá kèo nhân tạo lấy con giống vẫn chưa có kết quả.
Ăn cá kèo có thể chữa bệnh không?
Thịt cá kèo có mùi vị hấp dẫn, ngọt ngon. Cá kèo được chế biến thành các món ngon vì giá trị dinh dưỡng của chúng.
- Cá kèo chứa hàm lượng cao Protein, Vitamin B2, D, E, PP.
- Cá kèo có nhiều khoáng chất Fe, S, P.
- Cá kèo có ít chất béo.
- Vì thuộc họ cá bống trắng mà cá kèo có bị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng can thận, giúp xương chắc khỏe.
- Tác dụng an thai rất tốt, lợi sữa.
- Trị chứng chán ăn, đầy hơi khó tiêu.
- Điều trị ho , nhức đầu, phong thấp.
- Phụ nữ đang mang thai , cho con bú hoặc người mệt mỏi nên ăn cá kèo để cải thiện sức khỏe.
Cá kèo chữa chứng đau tức ngực sườn, tiểu gắt.
Cá kèo là món ăn miền quê nhưng có giá trị dinh dưỡng cao, chữa nhiều bệnh.
Hướng dẫn cách làm sạch cá kèo đơn giản
Bạn chỉ cần cho cá vào xô nước sạch đã hòa với muối, ngâm trong 10 phút, sau đó cạo nhớt chứ không đánh vảy. Có thể làm sạch nhờ bằng nước nóng, chà xát bằng chuối tươi, tro bếp, ngâm nước đá lạnh.
Tiếp theo, bạn rạch bụng cá một đường nhỏ và lấy hết bao tử ra ngoài, rửa sạch với nước và chế biến theo khẩu vị mỗi người.
Lưu ý: khi chế biến cá kèo cần rửa thật sạch, mổ bụng để làm sạch cá trước khi chế biến. Không để nguyên con để nấu vì thức ăn và môi trường sống tự nhiên của ca không đảm bảo vệ sinh. Tại nhiều quán lẩu, cá kèo được để nguyên con nấu lẩu.Lý do là khi mang cá về, các cửa hàng đã mất 1-2 hôm nuôi cá trông bể mà không ăn ăn thêm gì, chỉ thay nước thường xuyên. Khi đó, nhớt cá và ruột cá sạch hơn, các bạn có thể ăn nguyên con.
Cách chọn những chú cá kèo ngon là chọn những con còn sống, mình suông to đều, vùng bụng có nhiều màu trắng.
Một số món ngon từ cá kèo:
Cá kèo là món ăn miền quê nhưng có giá trị dinh dưỡng cao, chữa nhiều bệnh.
- Lẩu cá kèo
- Cá kèo nướng
- Cá kèo nấu rau đắng, xương gà: chữa khí huyết hư, người ốm mau khỏe.
- Cá kèo nấu đậu hủ, lá giang: giúp dưỡng huyết, tốt cho tỳ vị.
- Cá kèo kho khế: chữa ho, đờm nhiều.
- Cá kèo kho rau răm: chữa hồi hộp, bệnh tâm lý, giảm căng thẳng.
- Cá kèo kho củ cải: chữa bệnh chậm tiêu, chứng chán ăn.
- Cá kèo nấu lá giang; trị sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt
Kỹ thuật nuôi cá kèo hiệu quả
Nuôi cá kèo cũng như kỹ thuật nuôi các loại cá tra, cá chép , diêu hồng. Nuôi cá kèo gồm có: chuẩn bị ao nuôi, chọn con giống, cho ăn và chăm sóc.
Cá kèo thích nghi tốt như cá nheo Mỹ, những vùng nước có độ mặn 0-30% và nhiệt độ 15-130 độ C. Cá kèo là loài cá có tính di cư xuôi dòng. Điều kiện tốt để cá sinh rưởng là nhiệt độ từ 27-330 độ C và độ pH 6.5-8.0 , dao động từ 2-4 mg/l, độ mặn 10%.
Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi cá kèo
Diện tích ao nuôi cá kèo thích hợp nhất là từ 0,2 đến 0,4 ha , giúp người nuôi quản lý cá tốt nhất, kiểm soát dịch bệnh cũng dễ dàng hơn. Độ sâu trung bình của ao nuôi cá kèo là 1.2m , dao động từ 1-1.8m. Qúa trình cải tạo ao nuôi khi bắt đầu vụ nuôi mới , người nuôi cần tháo cạn hết nước, vét sình trong ao, phơi đáy ao và mất tầm 4-5 ngày. Qúa trình cải tạo này khá giống với cải tạo ao nuôi cá bông lau ao nuôi cá nheo Mỹ. Khi bón vôi, nồng độ là sẽ 10-15kg/ 100m2, tác dụng của việc bón vôi ao nuôi đó kaf hạ phèn và ổn định độ pH, tạo thwusc ăn tự nhiên cho ao.
Mực trước trung bình trong ao nuôi là 0,25- 0,35m trước khi tiến hành thả cá giống.
Đây là mực nước phù hợp cho cá con vì với độ sây như vậy. cá dễ sống và các loại tảo, thức ăn phiêu sinh vật mau phát triển, tạo nguồn thức ăn thủy sản cho cá kèo.
Sau khi thả giống, các bạn nên điuề chỉnh mực nước tăng lên, dao động từ 20-30 cm và sau 1 tháng cần dao động 30-40 cm. Đây là độ sâu thích hợp với sự phát triển của cá kèo.
Thả con giống cá kèo như thế nào mới đúng?
Nguồn cá giống cho người nuôi cá kèo chủ yếu là con giống tự nhiên. Đối với cá kèo, thời gian thả nuôi là từ tháng 4 âm lịch. Tùy mỗi địa phương , mùa vụ thả cá kèo giống sẽ khác nhau. Bạc Liêu: cuối tháng 4- 10 âm lịch. Sóc Trăng: từ tháng 5-11 âm lịch.
Kích cỡ cá kèo khai thác được của Bặc Liêu và Sóc Trăng cũng khác nhau, 1,4-3mm ở Bạc Liêu và 1,36-2mm ở Sóc Trăng. Mật độ nuôi thả ly cá kèo giống hiệu quả nhất là khoảng 1000 con, mỗi kg khoảng 30.000- 31.000 con. Cá kèo là lòa cá nước lợ có thể thả nuôi với mật độ 30-60 con / m2, ở điều kiện thuận lợi có thể lên đến 100 con/m2. Với kinh nghiệm của số đông nhà nông, nuôi thả cá kèo từ tháng 4-5 là điều kiện phát triển cá tốt nhất, môi trường có nhiệt độ cao nhưng ít mưa,không biến động nhiều. Nếu người nuôi bắt đầu từ tháng 7-8 thì việc nuôi cá gặp nhiều biến động, độ mặn giảm, chênh lệch nhiệt độ khá cao. Môi trường sống không phù hợp sẽ ức chế quá trình sinh trưởng của cá kèo. Với điều kiện chuẩn bị aao nuôi tốt, cấp và thoát nước chủ động thì các nông hộ có thể thả cá giống với mật độ 80- 100 con/m2.
Hiện nay, các hộ nuôi cá kèo thường chọn thả nuôi cá có kích cỡ dưới 2,5cm, tỷ lệ sống là 61,8%. Nếu thả cá kèo trên 2,5 cm thì tỷ lệ sống chỉ còn 60,4% và giá thành lại cao hơn loại cá dưới 2,5cm. Nhưng nếu thả con giống cá kèo quá nhỏ, dưới 1,2 cm thì tỷ lệ hao hụt lại tăng cao, cá sẽ bị yếu và khó thích nghi với ao nuôi. Vì điều kiện lọc cá giống và cá tạp còn kém nên việc lẫn giống cá có thể giảm hiệu suất chăn nuôi cá kèo.So với những loại khác như cá tra, cá chép, cá diêu hồng, cá kèo có điểm khác biệt là đốm đỏ dưới mặt bụng.
Thức ăn cho cá kèo || Cách cho cá kèo ăn
Tập tính của cá kèo là ăn tạp, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại tảo(83,1%), mùn bã hữu cơ(14,9%) và tảo lam(1,9%). Chiều dài ruột và chiều dài chuẩn của cá kèo là 3,27. Bên trong ống têu hóa của cá kèo còn có nhiều loài động vật phù du như: Copepoda (0,06%) và Cladocera (0,03%). Trong chăn nuôi, cá kèo thương phẩm được cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên. Trong mô hình nuôi cá kèo thương phẩm, thức ăn cần có nồng độ đạm từ 18-25% và hiện tại cá kèo vẫn chưa có loại thức ăn thủy sản chuyện biệt.
Đối với mô hình nuôi cá kèo thâm canh, thức ăn được sử dụng kaf thức ăn Dollar, UP, Green Feed, CP. Nếu sử dụng thức ăn tự chế, người nuôi sẽ trộn cám cùng với thức ăn của tôm sú, với tỷ lệ 10:1. Nếu trộn cám và thức ăn da trơn sẽ cần tỷ lệ 2:1.Cám với thức ăn viên của heo là 3:1.
Đối với cá kèo loại nhỏ, người nuôi cần cho ăn thức ăn chìm dạng bột, cám mịn ( chứa 40% đạm). Khi cá lớn nên sử dụng thức ăn nổi( chưa 38% đạm), đây là loại thwusc ăn thủy sản có kích thước hạt vừa miệng cá, từ 2,5- 3 tháng sau khi thả giống là giai đoạn phát triển của cá, cá sẽ ăn rất mạnh, Sau 3 tháng, cá đã tích lũy đủ năng lượng và có xu hướng đi ra khỏi ao. Thức ăn bổ sung cho cá kèo: Trong quá trình nuôi, ên bổ sung thêm các loại men tiêu hóa trong thức ăn nhằm kích thích cho cá ăn nhiều và tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh trường hợp cá bị đầy hơi, chướng bụng. Thời gian cho cá ăn là 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát. Lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng của thân cá.
Chăm sóc và quản lý cá đúng cách.
Đối với cá kèo, người nuôi cần đặc biệt chú trọng chăm sóc vì đây là loài cá nước lợ, kích thước nhỏ và có sức tăng trưởng cao. Tỷ lệ thay nước mỗi lần đối với cá nuôi cao nhất là 30% để tránh gây sốc cho cá và định kỳ 7-10 ngày thay một lần. Việc bón vôi trên bờ ao và hòa tan vào nước để tạt xuống ao khi trời mưa lớn.Xử lý kịp thời nước trước khi cấp vào ao nuôi. Người nuôi cần thường xuyên theo dõi tình trạng của cá trong ao để kịp thời xử lý và tăng kích cỡ viên thức ăn.
Để phòng bệnh cho cá, các bạn có thê kết hợp bổ sung Vitamin C, Premix và men tiêu hóa. Định kỳ bón vôi và phân hữu cơ, hóa chất để xử lý, làm sạch nguồn nước trong ao. Hầu hết những loại bệnh của cá kèo đều bắt nguồn từ mật độ thả nuôi, mật đọ nuôi quá dày sẽ làm ao nhanh dơ và tỷ lệ cá mắc bệnh tăng cao.
Thu hoạch
Sau 4-5 tháng nuôi, người nuôi bắt đầu thu hoạch cá. Phương pháp thu hoạch là đặt lú, tháo hết nước trong ao nuôi. Cở cá thu hoạch trung bình là 30-80 con/ kg tùy vào thời điểm thu hoạch và thời gian nuôi. Với các hộ chuyên nuôi cá kèo, chi phí thức ăn cá kèo là lớn nhất, ngoài ra có chi phí cải tạo ao, thuê lao động và hóa chất nhưng không đáng kể.
Cá kèo là loài cá có giá trị kinh tế, giá trị ẩm thức khá cao, chữa được nhiều bệnh, chúc các bạn chăn nuôi hiệu quả và nấu những món ăn ngon nhất từ cá kèo!
Thông tin tham khảo:
Thức ăn cá da trơn.
Nuôi cá tra hiệu quả.
Nhà phân phối con giống và thức ăn thủy sản navifeed.