Ngành chăn nuôi thủy sản ngày càng một phát triển và nhu cầu về lượng thực phẩm thủy sản đang gia tăng mạnh mẽ trên toàn thế giới, từ đó, việc sản xuất và phân phối thức ăn thủy sản chất lượng và an toàn để giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững trong chuỗi giá trị sinh thái là một áp lực lớn.
Vấn Đề Cần Quan Tâm
- Mô hình nuôi trồng thủy sản cung cấp nguồn thực phẩm rất lớn trong cuộc sống
- Việc khai thác và sử dụng hệ sinh thái dưới nước không hợp lý có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường
- Nuôi trồng thủy sản thức đẩy tiềm năng sản xuất thực phẩm
Kiến Thức Cần Biết
Nhu cầu về thực phẩm thủy sản tiếp tục tăng khi dân số tăng và chế độ ăn uống thay đổi
Nhu cầu toàn cầu về thực phẩm thủy sản dự kiến sẽ tăng trong những thập kỷ tới, bởi loại thực phẩm này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu và sở thích của tình trạng gia tăng dân số. Dự báo trung bình cho thấy sự tăng trưởng dân số toàn cầu sẽ đạt đến lên hơn 9,7 tỷ vào năm 2050. Nhu cầu lương thực dự kiến sẽ tăng nhanh hơn cả việc gia tăng dân số, do tỷ lệ của những người 'trung lưu' ngày càng tăng, họ là những người có khả năng chi tiêu nhiều hơn và thường có xu hướng hấp thụ nhiều protein động vật hơn những người có thu nhập thấp hơn
Quá trình quang hợp của động vật phù du hỗ trợ mạng lưới thức ăn đa dạng
Trong đại dương, sinh vật phù du có các dạng sống phong phú nhất; hầu hết chúng tồn tại ở dạng rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Mối liên hệ đầu tiên trong chuỗi thức ăn sinh vật dưới nước là động vật phù du, chúng sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra đường từ carbon dioxide và nước (quá trình quang hợp).
Các động vật phù du cần ánh sáng mặt trời và chúng chỉ có thể sống trong vùng có ánh sáng. Thông qua quá trình quang hợp, sinh vật phù du tự tạo ra thức ăn cho bản thân và đào thải ra oxy. Đối với chúng, oxy là loại chất thải nhưng đối với hầu hết các sinh vật trên trái đất, oxy là yếu tố để sinh sống. Hầu hết quá trình quang hợp trên Trái Đất xảy ra ở các đại dương và sinh vật phù du tạo ra một phần rất lớn oxy trong không khí để chúng ta có thể hô hấp.
Hệ thực vật và động vật thủy sản (cả nước ngọt và nước mặn) được khai thác bởi con người
Việc đánh bắt cá bền vững và tuân thủ theo quy tắc bảo vệ môi trường sẽ giúp duy trì quần thể động vật trong tương lai. Môi trường dưới nước là nơi sinh sống của vô số loài cá và các động vật không xương sống; hầu hết chúng được khai thác làm thực phẩm, một số trường hợp khác được khai thác vì lý do kinh tế như ngọc trai để sử dụng làm đồ trang sức.
Hải sản là nguồn tài nguyên đáng quý trọng trên toàn thế giới, trong nhiều nền văn hóa khác nhau, chúng như một nguồn Protein quan trọng và là nguồn chất béo lành mạnh. Trong hàng ngàn năm, con người đã nuôi sống gia đình và cả cộng đồng bằng lương thực thủy sản.
Năng suất khai thác cao nhất được tìm thấy ở vùng gần biển hoặc vùng biển nông, nơi xảy ra tình trạng thủy triều làm giàu chất dinh dưỡng nước
Hệ sinh thái ven biển có đặc điểm đặc trưng là sự xuất hiện của các loài thực vật lớn. Tại các cửa biển và các hồ lớn là nơi tạo ra nguồn sống cơ bản bởi các sinh vật phù du trôi nổi trong nước.
Việc thủy triều lên xuống tại các vùng ven biển sẽ tạo ra điều kiện rất thuận lợi trong việc bù đắp chất dinh dưỡng cho các sinh vật thủy sản. Đây là nguồn thức ăn dồi dào và tự nhiên cho chúng.
Việc đánh bắt một số loài như hải cẩu và cá voi gây nhiều tranh cãi
Mối quan hệ giữa con người và động vật có vú dưới biển là một vấn đề đặc biệt, đôi khi gây rất nhiều tranh cãi. Đây là vấn đề đa dạng về văn hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến chính trị dựa vào nhận thức trong tôn giáo, tâm linh. Mối quan hệ của chúng ta với cá voi và hải cẩu nói riêng đã ảnh hưởng rất nhiều đến lịch sử loài người trong khoảng thời gian gần đây.
Một số vấn đề đạo đức đối với văn hóa bản địa và luật bảo tồn quốc tế
Các vấn đề đạo đức chính trong nghề cá liên quan nhiều đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái. Quan trọng nhất là nạn đói; quyền thực phẩm; pháp luật quốc tế trong vấn đề đánh bắt quá mức làm suy thoái hệ sinh thái.
Đánh bắt cá là nguồn cung cấp thức ăn sinh nhai rất quan trọng của hàng triệu người. Gần 35 triệu ngư dân đang trực tiếp tham gia đánh bắt và nuôi cá như một nghề toàn thời gian hoặc bán thời gian tại các đất nước đang phát triển (theo FAO, 2002).
Vấn đề của nghề khai thác thủy sản thế giới mang đến cho chúng ta những thách thức sinh thái, kinh tế, xã hội và chính trị với những ý nghĩa đạo đức quan trọng. Ví dụ, sự cạn kiệt tài nguyên thủy sản của một quốc gia thể hiện sự thất bại về đạo đức của xã hội trong việc duy trì môi trường tự nhiên và năng suất của nó. Điều này ảnh hưởng đến an ninh lương thực, đặc biệt đe dọa các cộng đồng non yếu và làm giảm khả năng sinh nhai của các thế hệ tương lai. Vấn đề ô nhiễm làm thực phẩm không an toàn và đe dọa sức khỏe con người, đây là một dấu hiệu khác của sự thất bại đạo đức liên quan đến cả thế hệ hiện tại và tương lai
Sự phát triển các thiết bị đánh bắt và thay đổi phương pháp đánh bắt dẫn đến cạn kiệt nguồn cá và thiệt hại môi trường sống sinh vật thủy sản
Trước đây, đánh bắt cá phát triển bền vững hơn vì ngư dân không có công nghệ để đi vào vùng nước sâu hơn tại các vùng nước xa xôi. Phương tiện và tàu thuyền của họ tương đối nhỏ với khả năng đánh bắt cá hạn chế, cùng với việc không có công nghệ như hiện đại đã hạn chế các hoạt động đánh bắt cá của họ.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã ước tính rằng 91,1% thủy sản trên thế giới được khai thác triệt để hoặc khai thác quá mức. Với sự ra đời của các kỹ thuật đánh bắt cá công nghiệp hiện đại, ngành công nghiệp thủy sản đã đạt đến mức làm suy giảm hàng loạt các quần thể thủy sản toàn cầu. Tuy nhiên, ngày nay, đánh bắt thủy sản là một ngành công nghiệp trị giá hàng triệu đô la với các tàu được trang bị tốt và các cơ sở công nghệ cao cho phép ngư dân khám phá các bờ mới và vùng nước sâu hơn để đáp ứng nhu cầu thủy hải sản ngày càng tăng.
Một khi một loài cá bị khai thác quá mức dẫn đến việc tận diệt, rất khó để chúng ta có thể phục hồi được giống loài.
Việc khai thác thủy sản không bền vững có thể được giảm thiểu thông qua chính sách và luật pháp
Thị trường khai thác thủy sản đã có nhiều thỏa thuận quốc tế giữa 17 tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMO) và các quốc gia có chung lợi ích kinh tế. Khi các quốc gia thành viên đồng ý với các quy định RFMO, họ bị ràng buộc bởi các quy tắc tuân thủ các giới hạn bắt và thông số kỹ thuật về các loại thiết bị được sử dụng. Nhiều bằng chứng cho thấy các quy định này đã dẫn đến việc giảm sản lượng (chẳng hạn như đánh bắt cá heo trong lưới cá ngừ), nhưng việc duy trì nguồn cá khỏe mạnh vẫn là một thách thức. Thực thi các quy định đánh bắt cá trên biển là vô cùng khó khăn, nhưng các quốc gia thành viên đã nỗ lực giải quyết vấn đề đánh bắt cá bất hợp pháp và ngăn chặn hải sản đánh bắt trái phép.
Một tổ chức đã thực hiện thành công là Ủy ban Cá Anadromous ở Bắc Thái Bình Dương (NPAFC), có các quốc gia thành viên là Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ đã bảo tồn nguồn cá hồi theo Ủy ban cấm đánh bắt cá hồi trên biển bằng cách sử dụng lưới trôi. Lưới trôi sẽ nổi tự do trong dòng hải lưu, thường là gần bề mặt biển. Lưới trôi được sử dụng để bắt các loài cá đi xa như cá hồi và cá mòi. Tuy nhiên, những tấm lưới này ảnh hướng đến rất nhiều chim biển, động vật có vú và các loài khác.
Mô hình nuôi trồng thủy sản đã phát triển để cung cấp thêm nguồn thức ăn và phát triển kinh tế
Xu hướng của ngành thủy sản là trồng trọt, chăn nuôi và thu hoạch thực vật và động vật trong tất cả các loại môi trường nước bao gồm ao, sông, hồ và đại dương. Nuôi trồng thủy sản sản xuất tất cả các loại cá, động vật và rong biển bao gồm cá làm thực phẩm, cá làm mồi, cá cảnh, động vật giáp xác, động vật thân mềm, tảo, rau biển và trứng cá. Nuôi trồng thủy sản cũng bao gồm việc sản xuất cá và động vật giáp xác để thả vào tự nhiên xây dựng lại quần thể hoang dã.
Khoảng một nửa số hải sản được tiêu thụ trên toàn thế giới là nông trại. Bởi vì thu hoạch từ nghề cá hoang dã đã đạt đến đỉnh điểm trên toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được công nhận rộng rãi là một cách cần thiết để đáp ứng nhu cầu hải sản của dân số ngày càng tăng. Do đó, nuôi trồng thủy sản là hình thức sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Các vấn đề xung quanh nuôi trồng thủy sản bao gồm: mất môi trường sống, ô nhiễm, lây lan dịch bệnh và sinh vật biến đổi gen
Giống như bất kỳ hình thức sản xuất công nghiệp nào, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng có tác động đến môi trường. Các tác động chính đối với ngành nuôi trồng thủy sản bao gồm: tiêu thụ nhiều cá hơn sản xuất, truyền bệnh và ký sinh trùng, lây bệnh cho các loài khác, ô nhiễm chất hóa học, hủy hoại môi trường sống để nuôi trang trại hoặc do giết chết động vật ăn thịt trên các loài nuôi.
Tác động xã hội cũng được coi là một tác động lớn đến sản xuất nuôi trồng thủy sản và có nhiều xung đột xảy ra trên khắp thế giới. Các xung đột chính bao gồm: sinh nhai truyền thống và di chuyển trong cộng đồng, ngoài ra cũng trong một số trường hợp chịu ảnh hưởng tác động cực đoan. Tác động xã hội chủ yếu được tạo ra bởi sản xuất hàng hóa thúc đẩy xuất khẩu như tôm, nơi các công ty tìm cách tối đa hóa lợi nhuận bằng cách khai thác ở các nước nghèo có quy định kém.