Hỏi: Tôi có ao thả cá rộng 1,2 mẫu, độ sâu ao từ 2 – 3 mét nước muốn thả cá trắm cỏ nặng 1 kg. Vậy theo chuyên gia, mật độ chăn nuôi kiểu ghép các loài cá khác với cá trắm cỏ bao nhiêu là hợp lý?
Trả lời: Để nuôi cá trắm cỏ phát triển tốt thì môi trường nuôi phải có cỏ, đó là điều đầu tiên, nếu ao của chúng ta không có cỏ thì chúng ta không nên nuôi cá trắm cỏ.
Mật độ nuôi cá trắm cỏ ghép với các loài cá khác được khuyến nghị như sau:
- Cá Trắm Cỏ: 20%
- Rô Phi: 30%
- Trôi: 20%
- Mè: 20%
- Chép: 10% – do hồ sâu sẽ khiến cá chép khó phát triển
Vì sao cá trắm cỏ chỉ chiếm 20%? Với hồ 1,2 mẫu, tức rộng khoảng 3000 mét vuông, thì chúng ta thả khoảng 3000 con cá khác nhau. Đối với cá trắm cỏ chỉ thả 20% tức chúng ta thả chỉ khoảng 600 con cá, như vậy, sau khi trường thành lên 2 – 3 kí thì đã thu hoạch được 2 tấn cá, một số lượng rất nhiều. Đồng thời, chúng ta nên sử dụng quạt nước và sục khí để đảm bảo môi trường cho cá được tốt hơn. Ngoài ra cũng nên chú ý đến thành phần trong thức ăn cho cá, để cá có thể phát triển tốt, không mắc bệnh.
MỘT SỐ THÔNG TIN Khác VỀ CÁ TRẮM CỎ
Cá trắm cỏ là loài cá thích nghi rất tốt với môi trường, sống được trong biên nhiệt độ rộng từ 13 – 32 độ C, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 22 – 28 độ C, mức pH thích hợp để cá trắm cỏ sống là từ 5 – 6, mức độ bão hòa oxi khoảng 3mg/lít.
Tập tính của cá trắm cỏ sẽ sống chủ yếu ở vùng nước giữa hoặc sâu, vùng nước gần bờ có nhiều cỏ, thức ăn thủy sản chính của cá trắm là cỏ nước, cỏ thân mềm, rong đuôi chó, bèo hoa dâu hoặc bèo tấm.
Khi cá còn nhỏ thì ăn tảo, chất bẩn thừa và các chất có sẵn trong môi trường nước. Khi lớn lên đến chiều dài từ 8 – 10 cm thì bắt đầu chuyển sang thời kỳ ăn thực vật. Ngoài ra, cá trắm cỏ còn ăn các loại thức ăn thủy sản tinh bột như bột sắn, bột ngô, cám gạo…
PHÒNG TRỊ BỆNH CHO CÁ TRẮM CỎ
BỆNH XUẤT HUYẾT
Đây là loại bệnh nguy hiểm thường gặp đối với việc nuôi cá trắm cỏ, virut này sẽ gây ra thiệt hài rất lớn cho người nuôi. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa nên người nuôi cần phải lưu ý phòng bệnh này ngay từ khi bắt đầu nuôi cá trắm cỏ.
Cá chết do bệnh xuất huyết trước khi chết có hiện tượng bơi chậm chạp, đôi khi chuyển toàn thân màu đen, bóc ra lớp vảy sẽ thấy phần cơ bên dưới da xuất huyết hoặc soi đèn pin vào sẽ thấy thân cá ửng đỏ, mổ nội tạng bên trong quan sát sẽ thấy ruột nguyên vẹn, không có thức ăn, bề mặt xuất huyết.
BỆNH ĐỐM ĐỎ
Đây là một trong những bệnh thuộc dạng nhiễm trùng thiệt hại lớn đối với năng suất và sản lượng nuôi trồng.
Khi cá bắt đầu bị nhiễm bệnh thường có xu hướng giảm ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ mệt mỏi trên mặt nước vào buổi sáng. Trên thân có những vết loét đỏ, vẩy rung
Bệnh nặng có thể thấy ở phần góc vây cá có hiện tượng xuất huyết. vây rách nát và cụt dần, vẩy rụng bong tróc, loét rộng ăn sâu vào cơ thể có mùi hôi khó chịu, có nấm, ký sinh trùng quanh vết loét lở, mắt đục và lồi, bụng trương phình to và hậu môn viêm tấy
Việc chữa bệnh đốm đỏ rất khó khăn và nhiều trở ngauh nên việc phòng bệnh rất quan trọng
BỆNH TRÙNG MỎ NEO
Bệnh này xuất hiện do các ký sinh ngoài hút hết chất dinh dưỡng của cá làm viêm loét da, vây. tạo điều kiện cho các ký sinh trùng khác như nấm, vi khuẩn gây bệnh
Một số triệu chứng thường thấy là cá xuất hiện nốt đỏ, xuất huyết, gầy yếu, da mất màu sắc, đầu phình to, phản ứng kém với người và các sinh vật gây hại cho chúng
Trị bệnh này chúng ta có thể dùng lá Xoan tươi bó lại, đập nát và thả xuống ao với liều 30 – 50 kg là / 100 mét vuông nước.
Trong những ngày đâu, có thể lá Xoan sẽ phân hủy mạnh làm thiếu oxi, cá sẽ nổi lên nhẹ, lá Xoan phân hủy sẽ làm cho thực vật phù du phát triển mạnh và hạn chế được bệnh trùng mỏ neo