Trong tất cả các loài vật nuôi thủy sản, cá tra là loài được ương và nuôi phổ biến nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá tra giống có nguồn gốc không nhiễm bệnh là tiêu chí hàng đầu của tất cả nhà nuôi trồng, nghiên cứu thủy sản. Thế nhưng, trong quá trình nuôi và ương, cá tra thường bị nhiễm nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, cản trở sức tăng trưởng của cá.
Hầu như với mọi loại tùng ký sinh đều có thể gây bệnh cho cá, vấn đề đặtra cho các nhà thủy sản là xác định tác nhân gây bệnh và tìm ra phương pháp xử lý phù hjpw, trị bệnh cho cá.
Tác nhân gây bệnh trên cá tra nhiều nhất là trùng mặt trời
Trùng mặt trời có tên gọi khác là trùng bánh xe, gây nên bệnh ký sinh trùng phổ biến trong giai đoạn ương giống.
Dấu hiệu bệnh lý do trùng mặt trời gây ra
Khi cá tra giống bị nhiễm trùng mặt trời, cá tra có cảm giác ngứa ngáy và nổi từng tảng trên mặt nước, một số cá tách đàn bơi quanh bờ ao. Cá tra có da bắt đầu chuyển màu xám, thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, ở dưới nước sẽ thấy rõ hơn khi cá trên cạn. Cá tra nhiễm bệnh càng nặng thì tiết ra càng nhiều chất nhớt.
Tác hại của trùng mặt trời đối với cá tra
Cách phòng bệnh do trùng mặt trời gây ra
Mỗi ngày cần kiểm tra ký sinh trên da, vây và mang cá trước khi thả nuôi. Ngoài ra cần định kỳ vệ sinh ao ương nuôi cá, khử trùng nguồn nước trước khi cấp vào ao và không thả cá tra với mật độ quá dày.
Tin hay : Cho cá rô phi ăn men bia có tốt không?
Trị bệnh do trùng mặt trời gây ra với cá tra
Tắm cho cá tra bằng dung dich muối ăn trong 5-15 phút với liều lượng là 3kg/m3 tạt trực tiếp vào ao
Sử dụng Formalin tắm cho cá tra với nồng độ 15-40 ppm/12-24h; 166 ppm/1-2h (thực hiện cách 1 tuần) sẽ hiệu quả để điều trị bệnh do trùng mặt trời trên cá tra giống.
Ngoài ra, hộ nuôi còn có thể áp dụng KMnO4, chiết xuất thô hoặc tinh dầu của Hạnh nhân Ấn Độ, tỏi sống và nước ép tỏi ở nồng độ 200 ppm,.. để điều trị bệnh do trùng bánh xe gây ra cho cá tra để điều trị bệnh do trùng mặt trời trên cá tra giống.