Cá tra là đối tượng nước ngọt được nuôi chủ lực ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Vì thế việc cung cấp đủ con giống cá tra có chất lượng tốt được đặt lên hàng đầu vì như thế mới đáp ứng được nhu cầu nuôi cá tra hàng năm. Thực tế cho thấy, mặc dù việc sản xuất cá tra giống vẫn phát triển theo quy luật cung và cầu, tuy nhiên vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất chạy theo số lượng, không quan tâm đến chất lượng gây ảnh hưởng lớn đến người nuôi nói riêng và nghề nuôi cá tra nói chung.
Chính vì thế, việc cấp bách hiện nay là phải nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ sống của cá tra bột, cũng như chất lượng của cá tra giống.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cá Tra Giống
Để có được đàn cá tra giống chất lượng, cần phải lưu ý đến các yếu tố sau:
Nguồn cá tra bố mẹ để sản xuất giống phải được chọn lọc kỹ về di truyền, có nguồn gốc rõ ràng, tránh hiện tượng đồng huyết hay cận huyết. Nguồn thức ăn cung cấp cho cá giống đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh theo qui định của nhà nước. Quản lý môi trường nuôi một cách chặt chẽ để hạn chế dịch bệnh xảy ra trong quá trình ương, hạn chế hoặc không sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình ương. Bổ sung: men tiêu hoá, men vi sinh, vitamin và chất khoáng để tăng sức đề kháng cho cá.
Ngoài ra, cùng cần phải chú ý đến các yếu tố khác như ao nuôi, mật độ nuôi, thức ăn và cách cho ăn, quản lý và chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển,....
Chuẩn Bị Ao Nuôi
Đây là công đoạn quan trọng đầu tiên mà hộ nuôi sẽ phải thực hiện. Diện tích ao ương cá tùy theo điều kiện của địa phương và nông hộ, nhưng diện tích nhỏ điều kiện môi trường dễ biến đổi, nhất là nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan,.... gây bất lợi cho cá, nhưng nếu ao quá lớn sẽ khó quản lý chăm sóc. Thích hợp cho ương cá tra là ao có diện tích từ 1.000 - 2.000m2, độ sâu từ 1,5 - 2,0 m, ao hình chữ nhật. Bố trí hệ thống cấp và thoát nước dễ dàng và đáy ao phải dốc về cống thoát nước. Nguồn nước chủ động và sạch, xa các nguồn nước thải công, nông nghiệp, hóa chất.
Cải Tạo Ao
Những công việc chính của chuẩn bị ao là tẩy dọn ao, hồ và diệt trừ địch hại được đặt lên hàng đầu.
Tát cạn vét bùn đáy ao, lấp hang cua, ếch, chuột, lươn,..... Đắp lại những chỗ sạt lở, sửa lại cống bọng, dọn cỏ quanh bờ ao và dùng lưới cước đăng chắn quanh ao để tránh địch hại vào ao trong giai đoạn đầu thả cá bột.
Dùng vôi rải đều đáy ao và cả mé bờ với liều lượng như bảng sau, tùy theo điều kiện từng ao và mức độ nhiễm phèn của đất.
pH | Lượng vôi cần bón (kg/100m2) |
4 – 4,5 | 48 – 90 |
4,5 – 5 | 36 – 70 |
5 – 5,5 | 30 – 18 |
5,5 – 6 | 16 – 30 |
6 – 6,5 | 14 - 16 |
>7 |
|
Bón vôi để ổn định pH (tùy theo độ pH đất) và diệt các mầm bệnh, phơi nắng 1 – 3 ngày.
Gây Màu
Dùng bột đậu nành và bột cá mỗi loại 0,5kg/100m2 trộn và rãi đều khắp đáy ao. Hoặc có thể bón phân urea kết hợp với phân lân, mỗi loại 0,5kg/100m2
Tiến hành bơm nước, nước bơm vào được lọc qua lưới lọc. Mực nước đạt 0,3 – 0,4m thì thả giống trứng nước và trùng chỉ để gây thêm một số thức ăn tự nhiên cho cá bột. Sau một ngày tiếp tục bơm nước vào đạt 0,7 – 0,8 cm thì thả giống. Sau đó tiếp tục cấp nước cho đến khi đủ yêu cầu.
Chọn Và Thả Giống
Khi ương cá tra bột sinh sản nhân tạo nên chọn mua cá từ những trại sản xuất có đăng ký công bố chất lượng, để nâng cao hiệu quả của quá trình ương nuôi.
(Lưu ý nên chọn cá bột bơi lội nhanh nhẹn. Màu sắc tươi sáng, không bị dị hình)
- Thời gian thả cá bột vào ao ương tốt nhất vào sáng sớm và chiều mát.
- Mật độ ương thích hợp và dễ quản lý dịch bệnh là : 500 con/m2 diện tích mặt nước.
- Mực nước ao ương ngày đầu 1,0 – 1,2 m sau đó cho thêm nước vào ao để đến ngày thứ 15 mực nước ao ương đạt 1,5 – 1,7 m.
Thức Ăn Và Cách Cho Ăn
Trộn hơn hợp thức ăn theo liều lượng như sau:
Tuần đầu tiên
Bột đậu nành với số lượng: 250 g. Bột sữa cá với số lượng: 250 g. Cho cá ăn 4 lần/ngày vào lúc: 7h, 10h, 16h, 20h. Cách cho ăn: hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi tạt đều khắp mặt ao.
Tuần thứ 2
Cho cá ăn 4 lần/ngày vào lúc: 7h, 11h, 16h, 20h. Mỗi lần cho cá ăn theo hỗn hợp sau: Thức ăn công nghiệp đậm đặc dạng bột, có độ đạm 40% được cung cấp từ các cơ sở có đăng ký chất lượng với liều lượng 0,5 kg/ lần ăn, 200 g sữa bột để duy trì thức ăn tự nhiên trong ao. Mỗi ngày tăng lượng thức ăn thêm 20% so với ngày trước tùy theo mức độ bắt mồi của cá mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cách cho ăn: hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi tạt đều khắp mặt ao.
Tuần thứ 3
Sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp dạng viên loại thức ăn dạng miễng có kích thước vừa cỡ miệng của cá, độ đạm từ 35 - 40%, cho ăn 3 - 4 lần trong ngày. Tập cho cá gom cầu và định lượng thức ăn lại cho hợp lý.
Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có kích thước vừa cỡ miệng của cá, độ đạm từ 30 - 35%, cho ăn 3 lần trong ngày và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Số lần cho ăn 3 lần/ngày.
Chăm Sóc Và Quản Lý
Quản Lý Môi Trường Và Chất Thải
Trong điều kiện ao ương để cho cá tăng trưởng, phát triển tốt nên định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường ao ương và đảm bảo đạt một số chỉ tiêu như sau:
pH : 7 - 8,5 Độ trong : 30 – 40 cm NH3 < 1 mg/l Oxy >= 3 mg/lít
Trong quá trình nuôi thường xuyên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất.
Định kỳ một tuần luyện cá một lần cho cá quen dần với điều kiện chật hẹp, nước đục, thiếu oxy… để cá thích nghi và không bị sốc khi đánh bắt và vân chuyển đi xa. Luyện cá bằng cách dùng lưới để kéo cá.
Quản Lý Dịch Bệnh
Để phòng bệnh cho cá và khử trùng nước ao, dùng vôi bột hòa nước và tạt đều khắp ao với liều lượng 2 – 3 kg/100m3 nước ao. Có thể dùng các loại chế phẩm vi sinh hoặc formol để xử lý và khử trùng nước ao nuôi.
Khi cho ăn cần áp dụng phương pháp 4 định “ lượng, chất, vị trí, thời gian” để hạn chế thức ăn thừa làm ô nhiễm môi trường nước.
Thu Hoạch Và Vận Chuyển
Kích cỡ cá ương, cá giống sau khi thu hoạch như sau:
Cỡ giống ( theo chiều cao) | Số lượng | Thời gian nuôi |
1 cm | Trung bình (TB): 200 – 220 con/kg | 30 – 35 ngày tuổi |
1,2 cm | TB: 120 – 150 con/kg | 35 – 45 ngày tuổi |
1,5 cm | TB: 70 – 80 con/kg | 45 – 55 ngày tuổi |
1,7 cm | TB: 40 – 50 con/kg | 60 – 70 ngày tuổi |
2cm | TB: 25 – 30 con/kg | 70 – 80 ngày tuổi |
2,5 cm | TB: 15 - 20 con/kg | 80 – 90 ngày tuổi |
3 cm | TB: 8 – 10 con/kg | 90 – 110 ngày tuổi |
Vận Chuyển
Có 2 cách vận chuyển là vận chuyển kín và vận chuyển hở.
Vận chuyển kín: cá được đựng trong túi nylon có bơm oxy, thích hợp cho vận chuyển đi xa, nếu thời gian vận chuyển trên 8 giờ thì nên thay nước và bơm lại oxy.
3 | 80 |
40 | |
20 |
Vận chuyển hở: dùng các thùng phuy, thau chậu … thích hợp cho vận chuyển gần. Trong khi vận chuyển nên có máy sục khí để cung cấp thêm oxy cho cá, sau 4 – 5 giờ thì nên thay nước.
3 | 50 |
40 | |
20 | |
15 | 15 |
(Nguồn: Sưu tầm)