Ngày 01/8/2019, VASEP đã gửi Công văn đề nghị Bộ LĐ-TB&XH giữ nguyên số làm việc trong Bộ Luật Lao động sửa đổi là 48 giờ/tuần như quy định hiện hành và xem xét về việc giảm giờ làm thêm trong bối cảnh này sẽ làm gia tăng gánh nặng khó khăn cho DN, gây các tác động xấu tới nền kinh tế.
Nới Rộng Giờ Làm Thêm
Hiện nay, kinh tế toàn cầu vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng, nhất là do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tiếp tục gia tăng. Năng lực cạnh tranh với các DN nước ngoài giảm do các chi phí sản xuất (lương nhân công, chi phí điện, nước, bao bì,...) đều tăng cao trong các năm qua và lãi suất cho vay của các ngân hàng Việt Nam vẫn đang ở mức cao.
Hiệu suất sử dụng lao động ở các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam đều còn thấp so với các nước khác.
Hầu hết các DN đều đang thiếu lao động, nhất là các DN trong các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử.... Do đó, hầu hết các DN vẫn có nhu cầu tổ chức làm thêm giờ và đang phải đề xuất Bộ Luật Lao động nới rộng ngưỡng giờ làm thêm được phép. Việc giảm giờ làm thêm trong bối cảnh này càng làm gia tăng gánh nặng khó khăn cho DN, gây các tác động xấu đến DN và nền kinh tế.
Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi đang yêu cầu tính lương làm thêm giờ theo lũy tiến, trong khi giờ làm việc lại dự kiến giảm xuống khiến chi phí cho tiền lương, tiền công lao động càng tăng cao, gia tăng thêm gánh nặng chi phí cho DN Việt Nam và càng khiến sức cạnh tranh của DN sụt giảm nhiều so với các nước khác.
Các DN nước ngoài lo ngại về chi phí lao động của Việt Nam ngày càng tăng cao sau khi quy định về giảm giờ làm việc được ban hành, nhất là trong bối cảnh các mức đóng BHXH của Việt Nam đang đứng ở mức cao trong khu vực và lương tối thiểu vùng ở Việt Nam tăng đều qua các năm. Điều này dẫn đến nhiều DN nước ngoài có thể rút khỏi Việt Nam và các DN khác đang dự kiến đầu tư vào Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng sẽ chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác trong khu vực thay vì đầu tư tại Việt Nam.
Theo Bộ LĐ&TBXH, hiện có một số ý kiến đại biểu Quốc hội có ý kiến đề nghị tiếp tục quy định trần làm thêm giờ tối đa theo tháng, có danh mục những nghề, công việc thuộc "trường hợp đặc biệt" được làm thêm giờ tới mức 400 giờ/năm; quy định mức lương lũy tiến làm thêm giờ. Trong khi đa số các đại biểu Quốc hội đồng tình mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ 100 giờ/năm như đề xuất trong Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.
Giữ Nguyên Số Giờ Làm Việc Là 48 Giờ/Tuần
Hiện nay, có một số ý kiến đề nghị giảm thời giờ làm việc bình thường từ 48 giờ/tuần xuống không quá 44 giờ/tuần.
Tuy nhiên, theo VASEP, giờ làm việc ở trong khoảng 40 – 44 giờ/tuần đa phần đều thuộc các quốc gia phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản, Singapore... còn các nước đang phát triển và đa phần các quốc gia mới nổi đều quy định giờ làm việc ở mức 48 giờ/tuần, cụ thể như sau:
Stt | Quốc gia | Giờ làm việc quy định (giờ/tuần) |
I | Quốc gia phát triển | |
II | Quốc gia mới nổi thu nhập cao | |
III | Quốc gia mới nổi thu nhập thấp | |
IV | Quốc gia đang phát triển | |
Xét các ảnh hưởng và tác động xấu đối với DN Việt Nam nói riêng, đối với toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như xem xét trên tương quan của các nước khác đang trong hiện trạng phát triển kinh tế tương tự Việt Nam, VASEP đề nghị giữ nguyên số giờ làm việc trong Bộ Luật Lao động sửa đổi là 48 giờ/tuần như quy định hiện hành.
Theo VASEP