Hiện trạng ngành nuôi và xuất khẩu tôm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tôm là loài thủy sản được nuôi từ những năm 70 và đang ngày càng phổ biến hơn với người nông dân. Năm 2017, ngành tôm đạt được con số 46% về tổng sản lượng mặt hàng xuất hải sản , trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất trong ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
Từ những ngày đầu, tôm được nhà nông nuôi dưới hình thức quảng canh. Hình thức quảng canh là mô hình nuôi đòi hỏi diện tích nuôi rộng lớn, ít tốn công chăm , có giá trị lợi nhuận cao. Đến những năm gần đây, nuôi tôm sú bằng hình thức quảng canh đã chuyển sang thâm canh loài tôm thẻ chân trắng. Nguyên do là hình thức nuôi thâm canh sử dụng diện tích nuôi không lớn, mật độ cao, sản lượng tăng lên , cùng lúc đó, giá trị lợi nhuận đi kèm tăng lên. Tuy nhiên, dù là hình thức nuôi tôm quảng canh hay thâm canh, đều bị ảnh hưởng bởi các cuộc tàn phá rừng ngập mặn. Một vài dẫn chứng như: tác động phát quang cảu chất độc da cam, ao tôm bị thoái hóa, rừng ngập mặn bị chặt hạ.
Nếu ngành nuôi tôm bị ảnh hưởng, đi kèm với kế sinh nhai của nhà nông cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Nuôi thâm canh tôm sẽ đến chu kỳ bùng nổ và phá sản. Qúa trình nuôi thâm canh với mật độ cao khiến việc lam dụng kháng sinh tăng cao. Nhiều lô hàng tôm của Việt Nam bị từ chối bởi FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu , họ nghi ngờ hàng tôm Việt Nam nhiễm kháng sinh.
Nuôi tôm trong rừng ngập mặn.
Nuôi tôm trong rừng ngập mặn mang kahi nguồn thu ổn định , giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống người nuôi trồng thủy sản.
Vì vậy, có thể nói rằng, nuôi tôm trong rừng ngập mặn liệu chắc chắn mang lại sự phát triền bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam.
Nuôi tôm trong rừng ngập mặn là mô hình cung cấp các cơ hội mới với nhiều nguồn lợi như: nuôi kèm cua, vẹm, cá tự nhiên,... Ngoài ra, gỗ từ rừng ngập mặn có thể mang lại nguồn thu cho hộ nuôi. Nuôi tôm trong rừng ngập mặn giúp hộ nuôi trồng thủy sản ít phụ thuộc vào quá trình nuôi tôm, dễ dàng ứng biến với các tác động của thị trường xuất khẩu hải sản.
Theo quy định của nuôi trồng thủy sản, người dân có thể khai thác cây ngập mặn sau 12 năm tăng trưởng, giá trung bình là 7 triệu đồng / ha/ năm. Đây là một hình thức đa dạng hóa thu nhập.
Bên cạnh đó, mô hình nuôi tôm trong rừng ngập mặn còn có lợi với bối cảnh khí hậu hiện nay của Việt Nam. Rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm có ý nghĩa chống lại ảnh hưởng của sự dâng mực nước biển, giảm tốc độ biến đổi khí hậu, tăng tỷ lệ carbon bị cô lập trong không khí.
Vì vậy, có thể nói rằng, nuôi tôm trong rừng ngập mặn liệu chắc chắn mang lại sự phát triền bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam.