Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam đã có nhiều mô hình nuôi thủy sản ghép, nuôi kết hợp. Mụ đích là tận dụng các nguồn lợi có từ nước thải trong quá trình nuôi như mô hình nuôi tôm- cá rô phi, nuôi tôm- sò huyết, cá tra- cá rô phi,.. mang lại lợi nhuận cao.
Một số loài thủy sản có tác dụng “ lọc nước sinh học”, giúp giảm bớt lượng thuốc, hóa chất xuống ao nuôi trồng thủy sản.
Nhờ có các loài thủy sản “ lọc nước hiệu quả ” này, người nuôi trồng có thể giám được áp lực khí động ở đáy ao, đây là giải pháp hiệu quả trong bối cảnh các quy trình nuôi thâm canh tại Việt Nam đã tăng mạnh.
Câu hỏi đặt ra là":Với loài cá có khả năng chịu độc tố lớn, chúng sống và phát triển bình thường ở ao nuôi độc hại liệu có an toàn khi dùng làm thức ăn cho con người hay không? Các chất độc có tích lũy trong cơ thịt cá hay không.
Câu trả lời là không, với điều kiện nuôi và xử lý nước thải tiêu chuẩn, các loài cá trong ao nuôi, lọc nước thải sẽ không đe dọa đến sức khỏe con người.
Người nuôi trồng thủy sản cần thực hiện quy trình xử lý nước thải tiêu chuẩn, gồm ba giai đoạn: xử lý nước thải chính, thứ cấp ( lọc sinh học, sục khí, ao oxy hóa), xử lý nước thải cấp ba.
Khi am hiểu và thực hiện xử lý nước thải đúng têu chuẩn trên, người nuôi sẽ nâng cấp được ao nuôi, chất lượng thủy sản, nhận về kết quả tối ưu hơn.