Cá chép ăn gì? Thức ăn dành cho cá chép trong ao nuôi
Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến, có cả ở sông suối, ao hồ, được nuôi nhiều ở nước ta. Có rất nhiều món ăn truyền thống Việt Nam mang nhiều chất dinh dưỡng được chế biến từ loại cá này nên thị trường cung cầu luôn ổn định.
Cá chép ăn gì?
Cá chép là loại động vật ăn tạp thức ăn của chúng thường là những sinh vật dưới nước hoặc côn trùng, đặc biệt người đi câu thường dùng ốc - là loại chúng ưa thích để làm mồi.
Thức ăn cho cá chép trong ao nuôi
Thức ăn cho cá chép nuôi trong ao đơn thì thành phần chủ yếu bao gồm:
- Cám gạo, bột ngô: 70 – 80%
- Đậu tương: 12 – 15%
- Bã mắm, khô dầu: 5 – 10%
- Bột cá nhạt: 4 – 5%
Thức ăn cho cá chép nuôi trong ao ghép:
Tuỳ vào năng suất và cơ cấu của đàn cá trong ao mà xác định được lượng thức ăn bổ sung thêm, với những kỹ thuận nuôi cá chép giòn thông thường lượng thức ăn bổ sung sẽ bằng 2-3% tổng số lượng cá trong ao. Hàm lượng thức ăn bổ sung gồm: chất bộ ngũ cốc (bột ngô, cám gạo...) từ 70-80% và bột cá, cua, tôm, phế thải lò mổ 20-30%. Thức ăn bổ sung được nấu chín đồng thời trộn với các thành phần khác, tạo thành dạng sợi hoặc viên để rải cho cá ăn 2 lần một ngày. Dưới đây là bảng tham khảo hàm lượng thức ăn nuôi cá chép trong ao ghép:
Năng suất cá (tấn/ha/năm) | Thức ăn Xanh (tấn/ha/năm) | Thức ăn tinh (tấn/ha/năm) |
2 - 3 | 30 - 40 | 2 - 3 |
3 - 5 | 40 - 50 | 3 - 5 |
Trên 5 | Trên 50 | Trên 5 |
Tất cả thành phần đều phải được nghiền nhỏ và trộn kỹ. Nếu có điều kiện mọi người nên dùng các thiết bị chuyên dùng để xay nhỏ các nguyên liệu khoai, ngô, sắn... để làm thức ăn dạng viên bằng cách thay 10% cám gạo bằng các chất kết dính như bột mì, bột sắn...
Quy trình cho cá chép ăn
Thức ăn nên được đặt vào sàn ăn cách đáy ao khoảng 10-20cm.
Hàm lượng thức ăn hằng ngày được ước lượng như sau:
- Tháng thứ 1-2 là 7-10% tổng khối lượng cá trong ao.
- Tháng thứ 3-4 là 5% tổng khối lượng cá trong ao.
- Trong các tháng tiếp theo là 2-5% tổng khối lượng cá trong ao.
Thường xuyên kiểm tra thức ăn trong sàn xem cá đã sử dụng hết chưa. Mỗi tháng đều cần kiểm tra mức độ sinh trưởng và bệnh dịch cũng như cân đo khối lượng cá để ước tính được lượng thức ăn hợp lý hơn.
Xem thêm : Cá chép lai 3 dòng máu là gì ?
Bài liên quan : aijourney